Bí ẩn bầy rắn độc canh kho giữ tiền ở Thái Nguyên

'Hang máng lợn' có nhiều rắn nên không ai dám vào. Hồi trước chúng tôi đi cùng một đoàn khảo sát vào bên trong hang, gặp ngay con rắn, cổ màu đỏ, mình nó to như cổ tay người lớn'.
Bí ẩn bầy rắn độc canh kho giữ tiền ở Thái Nguyên

Chuyện về bầy rắn trong kho tiền

“Hang máng lợn” nằm ở xã Trung Lương, huyện Định Hóa (Thái Nguyên). Trước đây hang chính là nơi cất giấu của Kho bạc Nhà nước. Nhưng kể từ khi, Kho bạc Nhà nước được chuyển đi nơi khác, người dân nơi đây mới được vào sâu bên trong và phát hiện thấy một tảng đá trũng xuống giống như cái “máng lợn”.

Bí ẩn bầy rắn độc canh kho giữ tiền ở Thái Nguyên ảnh 1

Người dân cho rằng có bầy rắn ngự luôn canh giữ kho tiền

Để tìm hiểu những câu chuyện xung quanh hang này, chúng tôi tìm về miền đất nơi đây nghe các vị cao niên trong làng kể lại những điều mà họ cho rằng là sự linh thiêng có một không hai trong đời sống nơi đây.

Qua giới thiệu chúng tôi tìm đến cụ Hoàng Văn Mậu, một cao niên trong làng. Cụ Hoàng Văn Mậu, cho biết: “Hang máng lợn” nằm ở lưng chừng núi thuộc thôn Hồng Tiến, xã Trung Lương, huyện Định Hóa, Thái Nguyên. Trước đây, hang là Kho bạc Nhà nước, được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng sau đó kho bạc đã được rời đến một địa điểm khác.

Kể từ khi kho bạc được rời đi, người dân nơi đây đã vào bên trong để khám phá những điều mà họ vẫn cho là rất bí hiểm của nơi cất giữ tiền. Khi vào trong hang, người dân phát hiện ra tảng đá trũng xuống giống hình máng lợn. Cho nên từ đó người dân trong làng gọi là “hang máng lợn”.

Cái chết bí ẩn của 5 mẹ con

Người dân nơi đây cũng cho biết, vào khoảng năm 1945, một người đàn bà tên là Cải Xương đang mang bầu dắt theo 3 đứa con, từ miền xuôi lên đây để làm ăn. Không hiểu vì sao cả 5 mẹ con đã chết trong hang.

Bí ẩn bầy rắn độc canh kho giữ tiền ở Thái Nguyên ảnh 2

"Hang máng lợn" ở tỉnh Thái Nguyên

Về cái chết của 5 mẹ con bà Cải Xương, cụ Hoàng Văn Mậu giải thích: “Khoảng năm 1945, bà Cải Xương đang mang bầu dắt theo 3 đứa con, từ miền xuôi lên đây để làm ăn. Nhưng vì một vài lý do nào đó, bệnh tật hay đói rét mà họ bị chết. Nhưng tôi khẳng định chắc chắn là không phải do rắn cắn. Quả thật, cái chết của mấy mẹ con họ thật tức tưởi. Chính tay tôi đi đem 5 mẹ con bà Cải Xương chôn ở ngay cạnh ruộng lúa gần “hang máng lợn”".

Cụ Hậu cũng nói thêm: “Đã có lần chúng tôi đánh liều đi vào trong hang để xem hình dáng bên trong hang ra sao. Khi vào trong đó, chúng tôi đã tìm thấy bản in tờ 20 nghìn đồng.

“Hang máng lợn” có nhiều rắn nên không ai dám vào. Hồi trước chúng tôi đi cùng một đoàn vào bên trong hang, gặp ngay con rắn, cổ màu đỏ, mình nó to như cổ tay người lớn. Lúc đó, tất cả mọi người đều hoảng sợ, không ai dám động vào. Một lúc sau, con rắn tự bò đi”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Vịnh - Chủ tịch UBND xã Trung Lương cho biết: “Hang máng lợn” là tên người dân vẫn thường quen gọi, thực chất đó gọi là Hang Thắm. Chính quyền địa phương đã đề nghị là di tích vì ngày xưa kháng chiến người dân di dời vào trong để cư trú. Địa phương đã khoanh vùng, trong các danh mục di tích nhưng vẫn chưa được xây dựng”.

“Ở bên trong hang, có hình trông giống như bà mẹ đang bế con. Nhiều lời đồn đại nhưng kỳ thực đó là do thiên nhiên tạo hóa nên.

Còn chuyện những nơi có người chết, theo tâm linh của người dân thì đó thường là nơi thiêng liêng. Ngày xưa, hang Thắm để giấu ngân khố Nhà nước. Chúng tôi đã nghe nói về việc người dân vào trong hang thấy tiền trong đó nhưng không rõ là tiền giấy hay là bản in tiền,” ông Vịnh giải thích.

Ông Vịnh cũng cho biết ở trong hang có nhiều rắn vì đó là khu rừng rậm rạp, có nước nên thường ẩm ướt là nơi cư trú của nhiều loài rắn, có cả những loại rắn độc. Chính vì thế mà ít người dám vào trong hang. Chính quyền địa phương cũng không cho khai thác đá, còn trồng cấy những khu đất bên cạnh vẫn cho người dân làm.

P.V

Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
(Ngày Nay) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.