Giới trẻ trải nghiệm cùng di sản văn hóa

Dành một ngày để tìm hiểu về một loại hình văn hóa dân gian như múa rối nước, ca trù, lễ hội đền Voi Phục… chưa thể là đủ với các bạn trẻ tham dự chương trình “Về nguồn”. Thế nhưng, với nhiều bạn, đó đều là những trải nghiệm mới mẻ khi tiếp xúc trực tiếp với di sản của cha ông.
Giới trẻ trải nghiệm cùng di sản văn hóa

“Trước đó chỉ xem qua tivi"

Chiều chủ nhật (ngày 22-3), tại đền Quan Đế (28 Hàng Buồm, Hà Nội), chương trình “Về nguồn - Trải nghiệm cùng di sản văn hóa phi vật thể ở Hà Nội” đã được tổ chức với chủ đề tìm hiểu ca trù. 15 bạn sinh viên đến từ CLB Tuyên truyền các ca khúc cách mạng (ĐH Ngoại thương) là những nhân vật trải nghiệm của chương trình này.

Giới trẻ trải nghiệm cùng di sản văn hóa - anh 1

Ca Trù - Nét nghệ thuật độc đáo của Việt Nam. Ảnh minh họa

Giống như hầu hết các bạn trong CLB, Mai Khánh Linh (Sinh viên ĐH Ngoại thương) trước đây chỉ biết đến ca trù thông qua sách vở, báo chí và xem truyền hình chứ chưa bao giờ được nghe hát trực tiếp. Vì vậy nên khi bước vào đền Quán Đế, Linh cũng như bạn bè đều rất hồi hộp. Khi tiếng đàn, tiếng trống, tiếng hát cất lên, các bạn đều có chung những cảm xúc lạ lẫm, ngạc nhiên. Sau đó, được ca nương Phạm Thị Huệ giới thiệu cho các bạn về lịch sử ra đời, nghệ thuật biểu diễn ca trù và hướng dẫn các bạn hát, chơi trống chầu và đàn đáy, các bạn đã bị "hớp hồn" bởi loại hình nghệ thuật biểu diễn này.

Trước đó, những thành viên của CLB Hoa Trạng Nguyên tham gia chương trình “Về nguồn - Trải nghiệm cùng múa rối nước” cũng trải qua cảm xúc tương tự. Bạn Đỗ Thị Hiền (trưởng nhóm) chia sẻ: “Trước đây, các bạn trong CLB Hoa Trạng nguyên mới biết múa rối qua tivi. Trong tưởng tượng, ai chỉ nghĩ múa rối là có người điều khiển sau tấm rèm và người thoại và hát ở một nơi khác nhưng sự thật là các nghệ sĩ vừa điều khiển rối ở dưới nước vừa thoại đồng thời”.

Giới trẻ trải nghiệm cùng di sản văn hóa - anh 2

Các bạn trẻ học múa rối nước. (Ảnh: internet)

Xuyên suốt chương trình “Một ngày cùng múa rối nước”, các bạn trẻ đã thu lượm được nhiều kiến thức thực tế như múa rối không những cần sự khéo léo, linh hoạt của đôi tay điều khiển rối mà còn cần có sự kết hợp với nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống khác như chèo, chầu văn, tuồng… Điều đó chứng tỏ để trở thành một nghệ nhân hay nghệ sĩ múa rối, ngoài năng khiếu hay tố chất thì cần sự cố gắng rèn luyện và học hỏi rất nhiều. Cũng trong buổi trải nghiệm, các bạn sinh viên được hướng dẫn thoại lời cho các tiểu phẩm và xuống nước để được trực tiếp điều khiển rối sau tấm mành trong sự động viên, khích lệ của các nghệ sĩ Nhà hát múa rối Thăng Long.

Hiểu để giữ gìn di sản

Mỗi tuần là một chương trình trải nghiệm các loại hình di sản phi vật thể khác nhau tại Hà Nội, với các bạn trẻ, đó chỉ là một gợi mở, lời giới thiệu để các bạn biết đến, sau đó có thể tìm hiểu kỹ hơn về loại hình nghệ thuật này.

Sau chương trình trải nghiệm cùng múa rối nước, bạn Đỗ Thị Hiền là người tập hợp lại các bài viết cảm nhận của cả nhóm về chương trình. Hiền chia sẻ: “Một ngày để trải nghiệm đủ để khơi dậy tình yêu đối với nghệ thuật dân gian đối với mỗi thành viên CLB Hoa Trạng nguyên, cũng như tạo cơ hội, động lực tìm hiểu, khám phá và tiếp xúc những điều chưa biết. Sau chương trình, các thành viên đều muốn truyền tình yêu với múa rối và các bộ môn nghệ thuật dân gian khác cho bạn bè của mình”.

Giới trẻ trải nghiệm cùng di sản văn hóa - anh 3

Cận cảnh một buổi biểu diễn của CLB Ca trù Thăng Long

Bạn Bùi Phương Thảo (sinh viên năm thứ hai, Trường ĐH Ngoại thương) rất thích thú khi được các cô chú hướng dẫn cách đánh đàn đáy. Bạn chia sẻ: “Em từng chơi đàn nhưng không nghĩ đánh đàn đáy khó vậy. Nhất là khi ghép phách cùng với ca nương thì thật sự em càng rối, vì bản thân em chưa thể cảm thụ hết được”. Thế nhưng, cũng từ lời ca, tiếng đàn và chia sẻ, Thảo mới hiểu thêm về tâm huyết và lòng yêu nghề mà các nghệ sĩ dành cho môn nghệ thuật dân tộc này cũng như mong muốn được truyền lại tình yêu cho thế hệ trẻ.

Có được trải nghiệm thực tế, các bạn đều cảm thấy hiểu hơn về nghệ thuật dân gian, yêu hơn và muốn góp phần lưu giữ những di sản văn hóa của Việt Nam. Tất cả có thể bắt đầu từ những việc nhỏ như chia sẻ cùng bạn bè, gia đình, giới thiệu với khách du lịch hay tình nguyện tham gia các chương trình gìn giữ văn hóa dân tộc.

Hợp tác cùng Thời Nay

Xem thêm:

Cứ được vinh danh là mừng!

Sáng, tối trong bức tranh Di sản Việt Nam 2014

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.