Kì bí ngôi chùa có hang chứa hài cốt lớn nhất Hà Nội

Những câu chuyện thần bí về hang Cắc Cớ, sự háo hức, những cuộc leo núi khám phá một ngôi chùa có những kiến trúc độc đáo nhất nhì Thủ đô…
Kì bí ngôi chùa có hang chứa hài cốt lớn nhất Hà Nội

Câu chuyện xung quanh bể xương hang Cắc Cớ

Từ lâu, tôi đã được nghe rất câu chuyện huyền bí về hang Cắc Cớ với bể xương người khủng khiếp và câu chuyện xung quanh thân phận những bộ xương này. Có người kể rằng, đây là những nghĩa quân của Tể tướng Lữ Gia (thời Nam Việt của Triệu Đà) kháng chiến chống nhà Tây Hán ở phương Bắc thất bại đã chạy về đây. Khi cửa hang bị bít kín và bị giặc hun khói, Lữ Gia và các nghĩa sĩ quyết tử tiết chứ không chịu hàng giặc.

Thế nhưng, nhiều người dân ở đây lại truyền miệng nhau một câu chuyện khác. Chủ nhân của những bộ xương đó là của một nhóm nghĩa quân chống lại ách xâm lăng của nhà Minh đầu thế kỷ XV. Sự hiếu kì của bản thân nên tôi đã tìm đến chùa Thầy vào một ngày nắng giữa tháng Tư. Thật may mắn, đây lại vào đúng dịp diễn ra lễ hội chùa Thầy.

Kì bí ngôi chùa có hang chứa hài cốt lớn nhất Hà Nội ảnh 1

Hội chùa Thầy thu hút được hàng ngàn người tham gia trẩy hội .

Vượt qua một đoạn đường núi dốc đứng khá nguy hiểm, tôi đã đặt chân đến cửa hang Cắc Cớ. Lối xuống hang dốc đứng trơn trượt dù đã được xây bậc bằng xi măng và có thanh sắt để vịn. Trong hang bóng tối gần như bao phủ hoàn toàn, nhưng tia sáng hắt xuống qua cổng trời những ngày nắng loáng nhoáng trên những nhũ đá lấp lánh thứ ánh sáng huyền bí.

Kì bí ngôi chùa có hang chứa hài cốt lớn nhất Hà Nội ảnh 2
Kì bí ngôi chùa có hang chứa hài cốt lớn nhất Hà Nội ảnh 3

Cảnh huyền bí, mờ ảo của hang Cắc Cớ.

Hang có 9 tầng, tương ứng với chín tầng địa ngục. Trong đó, bể xương và bàn thờ Lữ Gia ở tầng thứ 3. Ngay lối xuống có một hang sâu mà theo người dẫn đường đó là lối dẫn xuống tầng địa ngục thứ 4. Bóng tối mịt mùng, thử ném một viên đá thì phải hơn phút sau mới nghe tiếng dội lại vang vọng mãi như tiếng linh hồn u uất.

Kì bí ngôi chùa có hang chứa hài cốt lớn nhất Hà Nội ảnh 4

Cổng trời, nơi thông thiên trời đất.

Đi sâu hơn nữa đến cổng trời, nơi thông thiên trời đất, sương khói từ dưới bay lên gặp ánh sáng mặt trời trở nên mờ ảo. Qua những bậc đá trơn trượt tôi đến vơi bàn thờ Lữ Gia, nơi thời những nghĩa quân trong cuộc kháng chiến chống quân Hán xưa kia. Hương khói cùng với không khí ẩm thấp làm tôi thấy lạnh sống lưng khi nghĩ đến những câu chuyện về những bộ xương. Đi hẳn xuống dưới chính là bể xương huyền bí mà khiến ai lần đầu tiên nhìn thấy cũng phải giật mình.

Kì bí ngôi chùa có hang chứa hài cốt lớn nhất Hà Nội ảnh 5

Bàn thờ Lữ Gia, nơi thời những nghĩa quân trong cuộc kháng chiến chống quân Hán xưa.

Theo anh Đức (Sài Sơn, Quốc Oai) một người tìm hiểu khá nhiều về chùa Thầy cho biết: “Bể xương này dùng để thu gom những hài cốt nằm la liệt ở các nơi trong hang trước đây. Nhìn vào trong bể, một cảm giác ớn lạnh, quả thật tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xương người như thế. Có lẽ những bộ xương đầy huyễn hoặc kia sẽ được trôn vùi mãi mãi nếu không có sự khám phá của những người dân nơi đây".

Vẻ đẹp non nước hữu tình của chùa Thầy

“Gái chưa chồng trông hang Cắc Cớ, trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”. Hai câu thơ ai cũng thuộc nhưng chắc là không nhiều người hiểu hết ý nghĩa của nó. Hội chùa Thầy được tổ chức từ mùng 5-7 tháng 3 Âm lịch. Trong lễ hội có hàng ghàn tăng ni phật tử, du khách ở khắp nơi về tham quan, trẩy hội.

Kì bí ngôi chùa có hang chứa hài cốt lớn nhất Hà Nội ảnh 6

Lễ rước- một trong những ghi lễ ở hội chùa Thầy.

Đến với lễ hội, du khách ngoài được vui vãn cảnh chùa, lễ phật, thực hiện những nghi thức tôn giáo thì còn có cơ hội được leo núi thám hiểm. Leo núi để khám phá những công trình kiến trúc độc đáo của ngôi chùa, được tham gia những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa. Đặc biệt, lễ hội chùa Thầy còn có múa rối nước một môn nghệ thuật mang đậm sắc thái dân gian.

Kì bí ngôi chùa có hang chứa hài cốt lớn nhất Hà Nội ảnh 7
Kì bí ngôi chùa có hang chứa hài cốt lớn nhất Hà Nội ảnh 8

Đến với hội chùa Thầy du khách sẽ được thưởng thức những làn quan họ Bắc Ninh do những liền anh, liền chị thể hiện.

Qua lời chị hướng dẫn viên thì,chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: "Thiên Phúc Tự" thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (cũ), nay là Hà Nội. Núi Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Từ lâu đã nổi tiếng không chỉ ở những truyền thuyết kỳ ảo, linh thiêng xung quanh cuộc đời thiền sư Từ Đạo Hạnh, mà còn bởi vẻ đẹp của kiến trúc, non nước hữu tình, cảnh trí như chốn bồng lai.

Chùa Thầy được xây dựng từ thời Lý (TK XI), trên thế đất hình con rồng. Kiến trúc chùa Thầy là sự hội nhập giữa tín ngưỡng bản địa với Phật giáo, giữa tính chất từ bi của Phật với sự linh thiêng của Thánh.

Phần chính của chùa Thầy gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền, Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng nằm tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, có biển đề Đại hùng Bảo điện, có tượng Di Đà tam tôn. Chùa Thầy có tới ba pho tượng Từ Đạo Hạnh. Một được đặt tại nhà Tổ, một ở ban thờ chính và một đặt trong khám Từ Đạo Hạnh tại điện Thánh.

Pho tượng Từ Đạo Hạnh ở kiếp tu tiên được làm theo hình thức tượng rối đặt trong khám thờ tại điện Thánh là đáng chú ý hơn cả. Pho tượng này được tạo tác một cách đặc biệt nhằm đề cao vai trò của đức thánh Từ - vị thánh được nhân dân trong vùng tôn xưng như ông tổ của nghề múa rối nước.

Kì bí ngôi chùa có hang chứa hài cốt lớn nhất Hà Nội ảnh 9

Múa rối nước môn nghệ thuật truyền thống của hội chùa Thầy.

Một ngày không thể khám phá hết được cảnh quan non nước hữu tình và những truyền thuyết sống động về đức Thánh Từ Đạo Hạnh. Hang Cắc Cớ không chỉ huyền bí mà còn là nơi cầu duyên của nam nữ thanh niên. Và tôi hi vọng sẽ được quay trở lại vào một ngày không xa.

Lê Hằng

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.