Lạ lùng những đêm theo trai bản đi sim

Dù đã qua huyện Kà Lum (tỉnh Sê Kông, Lào) định cư nhiều năm, tộc người Pa Cô, Cơ Tu ở bản Ka Lô vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc mình- đó là tục đi sim. Màn đêm buông xuống cũng là lúc trai, gái thanh niên trong bản dập dìu. Sau cái màn đêm ý vị ấy, niềm vui cũng nhiều nhưng còn đó những câu chuyện buồn…
Lạ lùng những đêm theo trai bản đi sim
Kế hoạch đi bản Pa Lê (một bản cách Ka Lô chừng 40km đường rừng) thất bại bởi đường xá cách trở, sau cơn mưa rừng đêm qua bùn đất ngập nửa thân người, chúng tôi trở lại bản A Róc để kịp làm chuyến hành trình đi sim của người Pa Cô, Cơ Tu nơi miền biên viễn này.
Đi sim là một nét văn hóa khá phổ biến của tộc người sống dọc theo dãy Trường Sơn. Ngày xưa, trai gái thường đi sim trong những đêm lễ hội như lễ Ruh Boh được tổ chức vào mùa rẫy (thường diễn ra tại nương rẫy của bản) hay lễ mừng lúa mới. Con gái được đưa lên những căn chòi để giữ rẫy. Trai bản biết có con gái đến canh rẫy bèn lân la đến trò chuyện, tán tỉnh. Tục đi sim cũng có từ đó.
Ở A Róc cũng như Ka Lô, gia đình nào cũng đông con. Hộ ít nhất thì có 3, nhiều nhất là 11 đứa con. Con gái con trai ở bản thường lập gia đình lúc tuổi đời chỉ mới 13-14 tuổi. Nhiều cặp vợ chồng địu con lên rẫy nhìn như hai đứa trẻ chưa hết mùi sữa trên miệng!
Như trường hợp cặp vợ chồng Hồ Thị Ngàn và Hồ Văn Nghênh. Năm nay Ngàn 17 tuổi nhưng đã có 2 con, tay bồng tay bế. Đi trên cầu thang nhà sàn xuống, một đứa Ngàn địu sau lưng, một đứa dắt ở tay cho khỏi ngã. Gặp chúng tôi, hỏi về chuyện chồng con, Ngàn thẹn thùng: “Không nói mô, có chi hỏi chồng miềng ấy, nó đi uống rượu từ sáng rồi”.
-Hôm nay không lên rẫy sao mà đi uống rượu?- tôi hỏi.
Ngàn chỉ tay về phía cuối thôn, nói:
-Chồng miềng hôm nay đi dự sinh nhật đứa bạn hồi đi làm vàng quen nhau. Đến giờ này chắc đã say rồi.
Hỏi về cuộc sống vợ chồng, như đụng đến nỗi lòng của mình, Ngàn “mời cán bộ vô nhà uống nước để cùng nói chuyện”.
Ngàn kể, cô chưa học hết lớp 3, nhà cô nghèo nhất nhì trong thôn, nương rẫy năm được mùa, năm không đong đủ mười ký gạo. Nhà đông anh chị em, các chị chưa học hết lớp 5 cũng lần lượt theo về nhà chồng. Năm Ngàn 14 tuổi, chồng Ngàn (bây giờ) tối nào cũng sang bên nhà rủ đi chơi. Khi đầu Ngàn không chịu đi vì buổi tối xuống suối sợ lắm! Thế là rủ thêm đám trai bản nữa, chuẩn bị 2 cái loa thùng, một giàn Karaoke, lấy điện từ máy phát tuabin đặt ở các suối.
Đám trai bản đêm nào cũng soạn rượu ra uống, múa hát rất vui. Nhà Ngàn không có điện, chứ đừng nói đến cái âm thanh “hay hay” phát ra từ cục sắt ấy. Nghe riết mấy ngày cũng quen, Ngàn bắt đầu thấy thinh thích - cái anh chàng mặt còn non choẹt mà “chịu chơi” ấy. Từ đó Ngàn mới chịu xuống suối “tâm sự” với chồng mình bây giờ.
Chưa được nửa tháng sau, bố mẹ Ngàn cũng ngỡ ngàng khi nhà trai mang lễ vật qua xin cưới. Ngàn tâm sự:
-Cưới về, chỉ mấy tháng đầu là “nó” chịu làm lụng thôi. Từ ngày trở về cùng đám trai bản làm nghề đào đãi vàng, nó ăn nhậu suốt tháng này qua tháng khác. Mỗi lần về nhà say là mình lại…mang thai.
Ở bản Ka Lô, A Róc, gia đình nào cũng nhiều con. Ngay như Phó bí thư Chi bộ bộ bản Ka Lô A Viết Dươi, dù tuổi còn rất trẻ nhưng đã 6 người con. Hỏi về chuyện con cái, Dươi nói:
- Miềng cứ thuận theo tự nhiên thôi, đứa nào sinh ra miềng nuôi thì nó lớn, đến tuổi thì phải gã chồng, lấy vợ thôi.
Vừa nói, nhưng như chợt nhớ ra điều gì, Dươi giật mình:
-À, mà dân bản đẻ nhanh ri lấy đất mô mà ở cán bộ hè?
A Róc về đêm yên tĩnh lạ, chỉ có duy nhất thứ ánh sáng yếu ớt hắt ra từ mấy hộ có dùng tuabin phát điện. Trong tiếng than vãn của loài côn trùng giữa núi rừng lạnh lẽo, từ đầu thôn, đám trai bản đã lục đục chuẩn bị “xiêm y” chỉnh tề cho một đêm đi sim.
Trai bản A Róc không đi sim ở bản mình vì ít con gái, họ phải đánh đường vào Ka Lô tìm vợ. Sau khi vượt chừng 5 cây số đường rừng, bản Ka Lô hiện ra dưới ánh sáng lập lòe từ những đốm lửa do trai bản đốt. Nhà A Viết Na- cô gái xinh nhất bản, giờ này đã đông người đến chơi lắm rồi. Trong căn nhà sàn khá đơn sơ đám trai bản ngồi ngồi uống rượu ngâm rễ sâm rừng, ăn ốc suối, rít thuốc lào rồi nói chuyện suốt đêm.
Trước đây, Na đã từng có “hứa hôn” với một người con trai ở bản A Róc, nhà trai cũng băng rừng mang lễ vật vào xin cưới. Nhưng duyên phận không thành, người con trai đó một lần theo đám trai bản đi đào vàng rồi đi mãi, không về nữa. Na khóc suốt mấy ngày, may nhờ có đám trai bản thường xuyên đêm nào cũng đến chơi nên nỗi buồn cũng vơi bớt.
Lạ lùng những đêm theo trai bản đi sim - anh 1

Thanh niên nam nữ nhảy múa khi bước vào đêm đi sim.

A Mú, một chàng trai từ bản A Róc dẫn chúng tôi lên nhà A Viết Na để rủ đi về cuối thôn “nhập hội” cùng đám trai, gái bản, thổi khèn, uống rượu bên bếp lửa. Cuộc đi sim bắt đầu. Ngay từ lúc chiều, nhóm trai bản ở Ka Lô đã đi kiếm củi, chất thành đống, một chiếc trống và khèn được chuẩn bị sẵn.
Bên bếp lửa, những người được phân công bên “đội nhạc” sẽ phụ trách thổi khèn, đánh trống suốt đêm. Ánh lửa được thắp lên, sáng rực một khoảng sân. Rượu được chuyền tay từ người này đến người khác. Khi rượu đã thấm, mọi người nắm tay nhau cùng múa điệu Phòn. Múa xong rồi lại uống, đến khi mọi người đều chuếnh choáng, người về vãn cả thì từng cặp trai gái tự “tách đàn” đưa nhau xuống dòng sông Trôn để tâm sự.
Trong không khí ý vị, đâu đó tiếng khèn lá vẫn còn dập dìu vọng lại. Đã có hơi men, với một ít “vốn từ” học lóm từ anh bạn công nhân làm công trình ở bản, tôi như thêm bản lĩnh để cùng bước chân theo đám trai bản. Từ xa, tiếng chó cắn ma ít dần khi nhóm người đã yên chỗ bên dòng sông Trôn.
Gặp Hồ Thị Nhỏ- cô gái có khuôn mặt khá dễ nhìn, nước da trắng như bắp chuối trong rừng, tôi đánh bạo: “Pây lịnh nọng?” (Đi chơi không em?). Nhỏ ngước nhìn rồi cười rất tươi. Theo Nhỏ ra bến sông, trời tối đen như mực, đốm lửa lập lòe từ ống tẩu của Nhỏ rít thuốc, đỏ liên hồi.
Nhỏ tâm sự: “Ở đây đi chơi với bạn gia đình không cấm. Con gái con trai dẫn nhau đi chơi, tìm hiểu nhau, khi nào có tin vui thì báo với hai bên gia đình để chuẩn bị lễ cưới”. Nhỏ năm nay 16 tuổi.
-Sao Nhỏ không đi học để sau này kiếm việc - tôi hỏi.
Nhỏ bảo:
-Nhà miềng không có điều kiện đi học, ra được trung tâm huyện Kà Lum đường xa quá. Vả lại, ở bản con gái thường ít được học nhiều, phải ở nhà để…lấy chồng thôi.
Tôi chào biệt nhỏ cũng với một câu đã “học lóm” từ trước: “Nọng mưa, ai mưa hương” (Em về đi, anh giờ phải về nhà).
Mang câu chuyện đi sim hỏi Soongchoang- Trưởng bản Ka Lô, ông nói: “Tập tục nhiều đời nay nó thế. Nhưng ngày xưa đi sim là những đêm tình đẹp chứ không có tảo hôn đâu”.
Câu chuyện đi sim và những cặp vợ chồng “trẻ con” ở đây vì thế đã để lại trong tôi một dư vị buồn...

Xem thêm:

Nức tiếng ngôi làng xứ Đoài ngót nghét 1000 năm đi dựng nhà cổ

Hủ tục quái gở: Mẹ lấy chồng, con cũng thành vợ cha dượng

Những nghi lễ cưới hỏi quái gở nhất trên thế giới

Theo Đại đoàn kết

Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.