Làm những gì để 'giết sâu bọ' trong ngày Tết Đoan Ngọ?

Vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm (Tết Đoan Ngọ), các gia đình lại chuẩn bị những món ăn, hoa quả, bánh trái để "giết sâu bọ."
Làm những gì để 'giết sâu bọ' trong ngày Tết Đoan Ngọ?
Làm những gì để 'giết sâu bọ' trong ngày Tết Đoan Ngọ? ảnh 1

Những món ăn cho ngày 'giết sâu bọ.' (Nguồn: Đẹp/Vietnam+).

Người xưa quan niệm rằng trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho chúng ta. Loại sâu bọ này chỉ "lộ diện" vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.

Buổi sáng ngày mồng mùng 5 tháng 5, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay, ăn những món đồ để “giết sâu bọ” như thức ăn, hoa quả, rượu nếp trước rồi mới ăn sáng. Tục lệ này đã lưu truyền lâu đời và đến nay vẫn là ngày Tết đặc biệt.

Những món ăn thường có mặt trong buổi sáng Tết Đoan Ngọ có:

Hoa quả

Vì là thời tiết mùa Hè nên các món hoa quả cũng chủ yếu là các loại quả mùa hè với vị chua chua ngọt dịu. Quả dùng thường xuyên nhất trong ngày này là trái mận, quả vải, quả đào, là những loại trái đang vào mùa chín rộ được bán khắp các chợ.

Vào những ngày này, trong chợ bày bán rất nhiều rượu nếp cẩm, gồm nếp cẩm trắng và nếp cẩm đỏ. Người ta tin rằng ăn rượu nếp (nhất là lúc bụng còn đang đói) sẽ làm cho các loại “sâu bọ” trong người “say” mà chết đi.

Cơm rượu của miền Bắc hạt rời, cơm rượu miền Trung ép thành từng khối và cơm rượu miền Nam được vo thành viên tròn. Bạn chỉ cần ăn 1, 2 thìa cũng được chứ không bắt buộc phải ăn hết cả bát. Nếu không chắc sẽ say trước cả “sâu bọ.” Nếp cẩm ngọt lừ nhưng vô cùng dễ say.

Bánh tro

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ một số vùng miền Bắc, ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh gio, bánh âm.

Bánh tro (gio) được bán rất nhiều trong ngày 5/5 bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.

Thịt vịt

Thịt vịt bị kiêng ăn vào đầu tháng nhưng trong ngày 5/5, nó lại là món ăn đắt hàng.

Theo kinh nghiệm của ông cha, thịt vịt được ưa chuộng do vào tháng 5 Âm lịch, tiết trời oi bức, cơ thể người thường bị một số bệnh về thời tiết. Vịt là con vật sống dưới nước, có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể mát mẻ, bổ dưỡng, cân bằng âm dương.

Theo Vietnamplus

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.