Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền

Làng Vạn Phúc - Hà Đông được biết đến là nơi có nghề dệt lụa tơ tằm 1000 năm tuổi duy nhất ở Việt Nam còn hoạt động đến ngày nay. Lụa ở nơi đây từng được người Pháp ca ngợi là “đệ nhất tinh xảo của Đông Dương”. Song, thực tế người làm lụa đang từng ngày sống thoi thóp với nghề truyền thống.
Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền

Về làng Vạn Phúc, những tấm vải, quần áo từ lụa đủ màu sắc được bày bán la liệt nhưng “bóng chiếc thoi đưa” giờ đã thưa vắng.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 1

Cổng làng lụa 1000 năm Vạn Phúc - Hà Đông

Về làng lụa Vạn Phúc để mua cây cảnh?

Thời hoàng kim, làng lụa Vạn Phúc Hà Đông có tới 800 máy dệt chạy ầm ầm suốt ngày đêm phục vụ nhu cầu đông đảo của thị trường. Nay, con số này chỉ còn hơn 200, phần nhiều trong số đó lại hoạt động cầm chừng, không ít máy còn đắp chiếu để đấy.

Vạn Phúc nay đã từ làng lên phố, người dân nơi đây sống bằng nhiều nghề. Họ xếp những chiếc máy dệt lụa cồng kềnh vào một chỗ để nhường đất cho hàng quán buôn bán đủ loại, những nhà trọ cho thuê và làm chợ cây. Một góc của làng Vạn Phúc bây giờ trở thành chợ buôn bán sinh vật cảnh đủ loại ồn ào, tấp nập. Thậm chí, người làng Vạn Phúc bây giờ chán quay tơ dệt lụa mà chuyển sang đi buôn bất động sản.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 2

Một góc làng Vạn Phúc trở thành chợ buôn bán cây cảnh

Số lượng người sống được nhờ nghề lụa hiện nay không nhiều. Cô Nguyễn Thị Nghĩa, một thợ dệt lụa lâu năm cho biết: “Mỗi khung cửi, nếu làm việc 8 tiếng/ ngày chỉ được khoảng 100 nghìn đồng, thu nhập của người làm lụa chỉ được khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng. Để thu nhập đạt mức 4-5 triệu nhiều hộ còn làm từ 5 giờ sáng tới 11 giờ đêm”.

Hiện tại, chỉ có những người cực kì tâm huyết với nghề của ông cha hoặc những người không thể làm được công việc gì khác mới dệt lụa. Những hộ gia đình ở đây hầu hết hoạt động mang tính chất cầm chừng chứ chưa dám đầu tư lớn vì lụa ở đây bán ra hiện nay đang rất chậm.

Làng lụa Vạn Phúc…trăm mối tơ vò!

Lụa Vạn Phúc cũng đang có nguy cơ mai một vì “tre đã già mà măng chưa mọc”. Theo ông Phạm Khắc Hà, chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông thì hiện nay số lượng người tham gia sản xuất lụa chủ yếu ở độ tuổi từ 45 – 65 tuổi. Hiện tại chỉ có 2 thanh niên khoảng tầm tuổi 30 còn theo đuổi với nghề.

Đây cũng là trăn trở của nhiều nhiều gia đình nghệ nhân dệt lụa, ông Hà bộc bạch: “các cháu thanh niên ra ngoài học đại học rồi theo ngành đã chọn, không có mấy người gắn bó với nghề. Chỉ có những cháu không xin được việc hoặc không đi làm nghề gì mới làm ở nhà dệt lụa”.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 3

Người làm lụa ở Vạn Phúc chủ yếu ở độ tuổi trung niên, rất hiếm người trẻ mưu sinh bằng công việc này

Cô Nguyễn Thị Nghĩa, một nghệ nhân trong làng cho biết: “Cháu trai của cô học xong cao đẳng Bách khoa, còn ở nhà chờ việc chứ cũng không thích đi theo nghề dệt lụa của cha ông, vì thu nhập thấp mà lại vất vả”.

Bản thân ông Hà cùng nhiều người trong làng rất muốn truyền nghề cho những người dân nhập cư tới đây sinh sống. Tuy nhiên đặc trưng của nghề dệt lụa phải học dần dần từ những chi tiết rất nhỏ, tỉ mẩn, cẩn thận nhưng cũng không kém phần phức tạp, song thu nhập lại không cao nên chẳng mấy người mặn mà.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 4

Ở làng lụa 1000 năm này, máy dệt lụa của nhiều gia đình bị bỏ xó

Khó khăn cũng bủa vây người dệt lụa khi tình trạng nguyên liệu đầu vào tăng vọt. Với lụa Vạn Phúc, tơ chính là nguyên liệu sản xuất. Trước kia, ở vùng ven bãi bồi các sông lớn ở các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, người dân trồng dâu nuôi tằm rất nhiều song hiện tại không còn. Nguyên liệu tơ tằm ở Hà Đông chỉ nhập ở Đà Lạt với mức giá cao, những vụ giáp hạt giá tơ còn tăng lên vùn vụt theo ngày.

Chú Quý, người làm nghề dệt lụa hơn 20 năm ở làng Vạn Phúc, cho hay: “Từ năm 2008 trở lại đây, giá tơ nguyên liệu và giá thuê nhân công đã tăng gấp đôi. Song, giá thành của vải lụa lại không tăng là bao. Hàng dệt ra cũng khó tiêu thụ. Có lúc dệt lụa còn bị lỗ, nhiều gia đình lỗ kéo dài nên phải chuyển sang nghề khác.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 5

Lụa Vạn Phúc - Hà Đông

Lụa Vạn Phúc còn phải cạnh tranh gay gắt đối với lụa Trung Quốc giá rẻ được nhập ồ ạt về Việt Nam. So với lụa Trung Quốc màu sắc đẹp, kiểu dáng đa dạng, hiện đại chỉ có giá từ 50- 80.000 đồng.

Trong khi đó, giá lụa dệt bằng lụa tơ tằm giá khá cao từ 180 – 500.000 đồng/mét; những loại lụa dệt bằng sợi tơ nhân tạo cũng lên tới 80 – 120.000 đồng/mét. Chạy theo lợi nhuận, không ít các hộ gia đình trộn lụa Trung Quốc vào hàng để bán. Người không biết sẽ dễ dàng bị lừa. Dần dần lụa Vạn Phúc tự đánh mất mình khi du khách đến chơi ở làng lụa truyền tai nhau lụa đã kém sắc. Trong một số hộ gia đình hiện nay còn trộn tơ nhân tạo với tơ tằm để dệt.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông: Đau đáu nỗi lo thất truyền - anh 6

Ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc

Để cứu làng nghề lụa 1000 năm tuổi nghề này, theo ông Phạm Khắc Hà, chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cho hay: “Chúng tôi thường xuyên quảng bá thương hiệu lụa thông qua các hội chợ, triển lãm. Vận động các hộ gia đình in logo “Lụa Vạn Phúc” lên vải để khẳng định bản quyền. Khuyến khích động viên các nghệ nhân thường xuyên cải tiến mẫu mã, hoa văn, màu sắc đa dạng hiện đại để nắm bắt với xu thế hiện nay. Sắp tới địa phương hoàn thành khu chợ lụa ở trung tâm làng, các hộ kinh doanh ở đó sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui định do hiệp hội đề ra để lụa bán ra đạt 100% Vạn Phúc, gây dựng uy tín với khách hàng. Đồng thời tiếp cận với các thị trường nước ngoài giúp nâng cao thu nhập của thợ dệt lụa….”

>>>Xem thêm:

1. Hội An lọt top 10 thành phố có dòng kênh nổi tiếng nhất thế giới

2. Khám phá vẻ đẹp thâm trầm của những thành phố cổ Unesco vinh danh

3. Tháp Rùa và chuyện ít người biết

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.