Lấy ý kiến về nghệ nhân... hời hợt cho xong!

Ngành văn hóa đang có động thái trưng cầu ý kiến toàn dân về danh sách 736 “ứng viên” được đề nghị xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú (NNƯT). Nhưng cách làm xem ra chỉ như một thủ tục… làm cho có.
Lấy ý kiến về nghệ nhân... hời hợt cho xong!
Lần đầu tiên xét phong tặng danh hiệu NNƯT, các hồ sơ nghệ nhân được quy định trong các lĩnh vực: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian. Có thể bao gồm chung các hồ sơ, các nghệ nhân theo từng lĩnh vực trên ở các văn bản pháp luật, quy định, hướng dẫn thực hiện.
Nhưng khi đã lập danh sách nghệ nhân để trình xét, để lấy ý kiến toàn dân, nhất là với cộng đồng người dân địa phương nơi nghệ nhân sinh sống, thì đòi hỏi phải thật cụ thể. Có như vậy người theo dõi mới có thể góp ý, chứ như danh sách hiện nay thì khác nào đánh đố!
Giới thiệu về một nghệ nhân, tiếp theo họ tên, danh sách chỉ vỏn vẹn mỗi tên tỉnh, thành phố nơi có hội đồng cấp tỉnh đề nghị xét tặng cho nghệ nhân đó, và cách gọi chung loại hình di sản văn hóa phi vật thể mà nghệ nhân đang nắm giữ. Thí dụ, trong số 17 hồ sơ của tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Phú Hiệp chỉ được biết đến là người đang nắm giữ “nghệ thuật trình diễn dân gian”.
Danh sách không giải thích xem nghệ thuật đó là gì: dân ca quan họ, hay dân ca của một dân tộc ít người nào đó thuộc tỉnh Bắc Giang, hay một bộ môn diễn xướng nào đó như chèo hay chơi đàn chẳng hạn? Cũng không có thông tin cho biết năm sinh, địa chỉ ông Hiệp ở đâu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Như vậy, nếu là người dân của tỉnh này, am hiểu về di sản văn hóa phi vật thể địa phương, muốn thể hiện sự đồng thuận hoặc phản đối việc xét tặng ông Hiệp hay một ai khác, thì biết dựa trên cơ sở nào để bày tỏ ý kiến của mình? Hoặc trong danh sách 51 cái tên của Hà Nội có tên ông Vũ Văn Hồng với loại hình ông đang nắm giữ cũng là… “nghệ thuật trình diễn dân gian”.
Nhiều người nghiên cứu, thưởng thức ca trù đã biết đến cụ Vũ Văn Hồng, một kép đàn kỳ cựu, trong những năm qua đã tích cực tham gia nhiều chương trình biểu diễn, liên hoan ca trù. Nhưng với việc giới thiệu “không thể sơ sài hơn” như trên, làm sao cho phép người xem có dám chắc đây chính là cụ Vũ Văn Hồng chơi đàn đáy hay không?
Lấy ý kiến về nghệ nhân... hời hợt cho xong! - anh 1

Công chúng quan tâm cần được biết nhiều hơn chứ không chỉ tên và địa phương của nghệ nhân.

Rõ ràng, trong việc này, không thể cho rằng chỉ cần áng áng, chỉ cần chung chung để ai biết rõ về một nhân vật có cái tên như trong danh sách là hoàn toàn có thể tin chắc đó chính là “người quen”. Mặt khác, muốn tôn vinh một nghệ nhân, thì thể hiện rõ năm sinh, địa chỉ, loại hình di sản mà nghệ nhân nắm giữ là gì, còn cho thấy sự tôn trọng đối với nghệ nhân đó, hiện đang được giới thiệu trước toàn dân để lấy ý kiến một cách công khai, dân chủ.

Chẳng hạn với tên “ứng viên” Bùi Huy Vọng của tỉnh Hòa Bình - có thể là nhân vật trong một bài viết mà Thời Nay vừa tôn vinh như một người nông dân miệt mài nghiên cứu văn hóa Mường - danh sách phải thể hiện khái quát “tri thức dân gian” mà anh Vọng nắm giữ là gì, thí dụ các bài thuốc dân tộc, hay kỹ thuật dựng nhà của dân tộc Mường…

Đặc biệt, càng phải nói rõ để công chúng không nhầm lẫn bởi mỗi tỉnh, thành là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau với nhiều di sản văn hóa phi vật thể rất phong phú. Chưa kể, việc chỉ rõ về di sản được nắm giữ còn giúp công chúng, nhất là các chuyên gia, có được đánh giá về thực chất ý thức trách nhiệm, tinh thần nhân văn, “độ” nhiệt tình của những người triển khai việc xét chọn hồ sơ ở địa phương.

Thí dụ, Bắc Ninh là tỉnh có nhiều di sản, bộ môn nghệ thuật dân gian được biết đến chứ không chỉ có quan họ, như tuồng cổ, rối nước, chèo chải hê… Trong khi đó, danh sách bảy hồ sơ của tỉnh này, thì – buộc phải theo phỏng đoán của người viết – có sáu cụ nghệ nhân quan họ, một cụ nghệ nhân ca trù. Còn rối nước Đồng Ngư – Thuận Thành – Bắc Ninh nổi tiếng và thú vị lại không có được nghệ nhân nào xứng đáng để góp mặt, kể cũng là một sự thiệt thòi!

Được biết, hội đồng chuyên ngành cấp bộ sẽ gửi hồ sơ lên hội đồng cấp nhà nước chậm nhất là ngày 30-4, sau khi đón nhận ý kiến nhân dân về danh sách “ứng viên”. Nhưng với cách đón nhận như trên thì có lẽ đến ngày gửi lên, thì phải chăng, chỉ cần ghi thêm dòng chữ: danh sách xét tặng danh hiệu NSƯT đã thông qua hội đồng cấp tỉnh, đã thực hiện lấy ý kiến nhân dân…?

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm

Cứ được vinh danh là mừng!

Tây Nguyên độc đáo trong bộ sưu tập có một không hai

Nguy cơ sụp đổ ngôi đình nhiều cột nhất Việt Nam

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.