Lý giải tục giao chạ ở Chí Hòa

Bắt nguồn từ câu chuyện lịch sử có thật, hơn 700 năm qua, 2 làng Vân Đài và Tam Đường (xã Chí Hòa, tỉnh Thái Bình) dù ở gần nhau nhưng không có đôi nào lấy nhau.
Lý giải tục giao chạ ở Chí Hòa

Sở dĩ, người dân hai làng Vân Đài và Tam Đường (thuộc xã Chí Hòa, huyện Hưng Hòa, tỉnh Thái Bình) không có đôi nào lấy nhau là bởi họ đã xin kết làm chị em. Tục giao chạ này được ghi vào hương ước của hai làng, các gia đình ở đây đều giáo dục con cháu coi nhau như ruột thịt trong nhà. Dù không cùng một cha mẹ sinh ra nhưng cũng không bao giờ kết làm phu thê.

Tương truyền rằng, vào thời Trần, vua Trần Nhân Tông sinh hạ được hai công chúa là Huyền Trân công chúa và Diệu Dung công chúa. Hồi nhỏ, hai công chúa sống với nhau gắn bó, keo sơn. Đến tuổi trưởng thành, nước ta bị giặc Nguyên Mông xâm lược. Ðể giữ hòa khí với Chiêm Thành, tập trung đối phó với quân Nguyên Mông, Huyền Trân công chúa được gả cho vua Chiêm là Chế Mân.

Lý giải tục giao chạ ở Chí Hòa ảnh 1

Tượng thờ Huyền Trân công chúa. Ảnh: Internet

Một năm sau thì Chế Mân chết. Chiếu theo luật tục của Chiêm Thành, khi vua mất thì Hoàng Hậu phải hỏa thiêu theo chồng. Huyền Trân công chúa may mắn được Trần Khắc Chung cứu thoát. Bà trở về, được vua cha ban hiệu Diệu Từ Ân công chúa, ngự tại phủ Tân Cương (nay là thôn Thái Đường) cùng vua cha lo việc chống Nguyên đi tới thắng lợi cuối cùng. Khi Huyền Trân mất (năm 1340), dân làng Thái Ðường (nay là thôn Tam Ðường, xã Tiến Ðức) lập đền thờ bà để tưởng nhớ công ơn.

Nói về công chúa Trần Ngọc Dong (hiệu Diệu Từ Dong công chúa), bà được vua cha cho ở lại kinh thành lo việc sản xuất lương thực, cung cấp quân lương phục vụ vua tôi nhà Trần chống giặc. Bằng tài năng, lòng say mê mở mang vùng đất, khai phá ruộng đồng trồng lúa, công chúa Diệu Dong đã khai phá cả một vùng đất rộng lớn Duyên Hà, Tiên Hưng, đắp đê ngăn lũ, chống nước biển xâm thực ruộng đồng.

Lý giải tục giao chạ ở Chí Hòa ảnh 2

Miếu thờ Diệu Dung công chúa tại làng Vân Đài (Xã Chí Hòa, Hưng Hà). Ảnh: Internet

Trong một lần vi hành qua vùng đất có 36 gò nổi lên giữa mênh mang sông nước, ngẩng đầu nhìn lên, bà thấy ẩn hiện trong quầng mây ngũ sắc chiếc đài sen huyền diệu, xung quanh mây trời bao phủ trắng xóa. Cho rằng đó là điềm lạ, công chúa đặt tên vùng đất này là Vân Đài.

Ngày 15 tháng Chín âm lịch, công chúa mất, dân chúng trong vùng vô cùng thương tiếc, tôn bà là Thánh Mẫu, xây miếu Đường Đài tại mộ. Sau đó, lập đền thờ ở giữa làng.

Ðể tưởng nhớ và tri ân công đức của hai chị em công chúa, cứ vào ngày giỗ của Huyền Trân công chúa (15/2 âm lịch), thôn Tam Ðường mở hội, dân làng Vân Ðài chạ dưới cử 64 người quần áo chỉnh tề lên tổ chức tế lễ, tổ chức giao hiếu. Ngược lại, vào ngày giỗ của Diệu Dung công chúa (ngày 15/9 âm lịch) khi làng Vân Ðài mở hội thì 84 người làng Tam Ðường chạ trên xuống tổ chức tế lễ, tổ chức giao hiếu.

Suốt hai ngày diễn ra tục giao chạ, dân hai làng có dịp chia sẻ vui buồn, cách làm ăn, phát triển sản xuất kinh doanh và giao lưu văn hóa văn nghệ. Người dân chạ Vân Ðài gặp người dân chạ Tam Ðường ở bất kỳ lứa tuổi nào đều gọi là anh/chị và xưng em một cách tự nhiên, trân trọng. Còn người dân Tam Ðường gặp chạ em Vân Ðài luôn luôn thân chiều nhau như anh chị em ruột thịt lâu ngày gặp lại. Những thời khắc gặp mặt tại các gia đình luôn được thể hiện trong bầu không khí đoàn kết, ấm cúng và thân thiết. Khi chia tay, dân hai làng bịn rịn tiễn chân nhau ra tận đầu làng.

Đến nay, trải qua hơn 700 năm, lễ giao chạ vẫn được nhân dân hai làng gìn giữ. Đây là một nét văn hoá đặc sắc khó tìm thấy ở một vùng quê nào khác.

Kim Cúc

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.