Người cả đời nâng niu con chữ của người Nùng

Với mong muốn góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Nùng, ông Vy Văn Dèn (72 tuổi, ngụ tại 203 Hoàng Văn Thụ, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã lưu giữ cả trăm cuốn sách chữ Nùng quý hiếm.
Người cả đời nâng niu con chữ của người Nùng

Cóp nhặt cả đời

Nhẹ nhàng mở chiếc tủ đựng sách quý, ông Vy Văn Dèn chia sẻ: Nhiều năm nay, tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và lưu giữ cả trăm cuốn sách chữ Nùng quý hiếm được sao chép lại từ thập niên 20 của thế kỷ trước. Sách do bác ruột tôi sao chép lại từ những bộ sách gốc của người Nùng, ghi chép đầy đủ các vấn đề về đời sống tín ngưỡng, văn hóa dân gian, phong tục tập quán, từ những nghi thức tổ chức lễ mừng thọ, mừng đám cưới, tân gia... đến những câu ca dao ca ngợi truyền thống gia đình, tình yêu lứa đôi, cảnh đẹp của đất nước, hay nghi thức tổ chức lễ hội cầu mùa, tang ma, thờ cúng tổ tiên và tục thờ các vị thần trong nhà của người Nùng.

Ở khu phố 8 thị trấn Liên Nghĩa, ông Dèn vẫn được người dân coi là một già làng. Nhắc đến thời thơ ấu của mình, ông cho biết: Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông quê Lục Ngạn, Bắc Giang. Năm 1954 gia đình chuyển vào thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng làm ăn. Cũng theo ông Dèn, từ nhỏ ông đã rất đam mê tìm hiểu chữ Nùng. Thời đó, tại Liên Nghĩa chỉ có 2 lớp học chữ Nùng với hơn 60 học sinh lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên do chiến tranh, đời sống khó khăn, 2 lớp học này đã tan rã sau 3 năm hoạt động. Ông Dèn kể: "Khi lớp học không còn, tôi tìm đến chú ruột để tiếp tục học. Vốn chữ Nùng và sự am hiểu về văn hóa Nùng có được cũng là nhờ học thêm từ ông chú”.

Người cả đời nâng niu con chữ của người Nùng - anh 1

Ông Vy Văn Dèn giới thiệu những cuốn sách được viết bằng con chữ người Nùng.

Đau đáu nỗi niềm…

Những năm sau giải phóng đất nước, nhận thấy bản sắc văn hóa dân tộc trong bà con đang dần mai một, ông Dèn đã dành nhiều năm để đọc, nghiên cứu hết bộ sách trăm cuốn của chú mình để lại. Đến năm 2000, ông quyết định mở lớp dạy học chữ Nùng miễn phí. Mặc dù đã có thầy dạy, nhưng việc kiếm trò chẳng phải dễ dàng. Ông kể: Ở đây có hàng ngàn hộ gia đình là người Nùng, song những người muốn học lại chữ của dân tộc mình thì rất ít. Họ cho rằng có học cũng chẳng để làm gì. Tôi phải đến từng nhà để khuyên nhủ, nói cho bà con hay thế nào là cội nguồn văn hóa, là bản sắc dân tộc cần phải giữ gìn. Cuối cùng cũng chỉ có 10 người chịu học. Rất may là không ai bỏ dở nửa chừng. Có lẽ họ cảm được cái “tâm” của tôi với di sản của ông cha.

Dù tin tưởng 10 học trò này sẽ là những “sứ giả”, những trụ cột để giữ gìn và truyền bá di sản cha ông, nhưng ông Vy Văn Dèn vẫn chưa coi là đủ. Ông luôn tìm mọi cơ hội để truyền bá cội nguồn văn hóa dân tộc. Chả thế mà những nét chữ Nùng của ông luôn có mặt trong các đám tang ma, hiếu hỷ...

Giờ đây, dù tuổi cao, sức yếu nhưng ông Dèn vẫn tận dụng mọi thời gian ghi chép, nhân bản những bộ sách quý để lưu lại cho con cháu đời sau và mong muốn những giá trị tốt đẹp, độc đáo của dân tộc mình sẽ được các nhà văn hóa quan tâm truyền bá…

Xem thêm:

Người Chil và tục cho nợ cưới đặc biệt

Tục bắt vợ ở Kenya khiến các cô gái trẻ sợ chết khiếp

Bất ngờ rối Việt đưa cảnh tắm tiên lên sân khấu

Theo Công an nhân dân

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.