Nỗ lực bảo tồn điệu Then, tiến tới trình UNESCO công nhận di sản

Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng toàn quốc lần thứ 5 sẽ diễn ra từ ngày 24/9 tới tại TP Tuyên Quang. Là hoạt động được tổ chức 4 năm một lần, nhưng lần liên hoan này sẽ mang nhiều ý nghĩa khi Bộ VH-TT&DL vừa chính thức phê duyệt kế hoạch xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận “Hát Then Tày, Nùng, Thái” của Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nỗ lực bảo tồn điệu Then, tiến tới trình UNESCO công nhận di sản

Theo đó, trong những ngày diễn ra liên hoan năm nay, sẽ bao gồm các hoạt động biểu diễn, giới thiệu các thể loại hát, múa Then, đàn tính; triển lãm về chủ đề “Di sản văn hóa Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam”; Hội thảo “Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Then trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”…

Hiện hát Then đang được tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Giang… lập hồ sơ để đề xuất và đệ trình hồ sơ với UNESCO xem xét, ghi danh hát then vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Do vậy, việc tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ 5-2015, có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ khẳng định giá trị của hát then, đàn tính mà còn là dịp để các nghệ nhân, các tỉnh trao đổi về những kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của hát Then.

Nỗ lực bảo tồn điệu Then, tiến tới trình UNESCO công nhận di sản - anh 1

Hát Then Tuyên Quang.


Hát Then đang tồn tại ở hai dạng chính: Then cổ (Then tâm linh phục vụ việc hành nghề tín ngưỡng) và Then mới (Then văn nghệ có cải biên, sáng tác dựa trên âm hưởng Then cổ). Dẫu vậy có một thời gian dài, hát Then đứng trước nguy cơ mai một, những người trẻ ở những vùng có di sản hát Then không mấy mặn mà với văn hóa truyền thống.

Được biết, từ năm 2012, Sở VH-TT&DL Tuyên Quang đã hoàn thành hồ sơ Nghi lễ hát Then của dân tộc Tày để trình Bộ VHTT&DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Từ năm 2013, để khôi phục và bảo tồn hát Then, đã có nhiều CLB hát Then ở Tuyên Quang được thành lập.

Đơn cử như thị trấn Na Hang đã thành lập CLB hát Then – đàn Tính. Các xã Năng Khả, Thượng Lâm, Khuôn Hà, Lăng Can đều có CLB hát Then. Việc thành lập này có ý nghĩa rất lớn cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghi lễ hát then và những làn điệu then trên địa bàn. Các CLB hát Then này còn làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch sinh thái ở địa phương.

Tương tự như vậy, hơn 3 năm qua, để bảo tồn nghệ thuật hát Then, tỉnh Lạng Sơn cũng đã đưa hát Then trở thành một môn học ngoại khóa trong các nhà trường phổ thông. Cho dù vẫn còn nhiều ý kiến về việc giáo dục di sản trong nhà trường, nhưng có một thực tế là khi đưa hát Then gần gũi với giới trẻ, đa số học sinh đã hiểu được giá trị cũng như ý nghĩa của hát Then trong đời sống của đồng bào Tày, Nùng từ bao đời nay. Thậm chí hát Then hiện nay còn được bảo tồn ngay giữa Thủ đô Hà Nội.

Không phải ai cũng biết về một CLB hát Then, đàn tính Hà Nội đã ra đời và thu hút được sự quan tâm của không ít bạn trẻ từ năm 2013 đến nay. Chủ nhiệm CLB hát Then này là chị Cam Thị Kim người dân tộc Nùng (Cao Bằng). Còn người tình nguyện giảng dạy về hát Then là cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, giảng viên khoa Nghệ thuật Dân tộc và miền núi (Trường ĐH Văn hóa nghệ thuật Quân đội).

Theo kế hoạch xây dựng hồ sơ hát Then trình UNESCO, hồ sơ đang được xây dựng từ nay đến ngày 28/2/2016.

Bộ VH-TT&DL cho biết, việc xây dựng bộ hồ sơ đề cử quốc gia “Then Tày, Nùng, Thái” đệ trình UNESCO đề nghị đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhằm khẳng định, tôn vinh giá trị của di sản Then Tày, Nùng, Thái; là dịp để giới thiệu, quảng bá tới nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế về các giá trị của di sản này.

Đồng thời việc làm này cũng giúp đồng bào Tày, Nùng, Thái và cộng đồng ở các địa phương có di sản Then nhận thức đầy đủ hơn về giá trị của di sản; nâng cao ý thức, trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát huy giá trị của di sản; thu hút, khuyến khích giới trẻ quan tâm, tự nguyện tìm hiểu, trải nghiệm di sản.

Xem thêm:

Đưa chiếu chèo sân đình tới khán giả Thủ đô

NSƯT Văn Ty – người cả đời đắm đuối với nghệ thuật hát Chầu văn

Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long: Giữ hồn quốc bảo cho người Việt



Theo Đại đoàn kết


Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.