Paris Ballet - Sự thỏa hiệp khó đưa nghệ thuật lên đỉnh cao

Ham muốn mời càng nhiều người xem ballet càng tốt khiến nhà tổ chức Việt tự bày món ăn tinh thần hao tâm tốn của lên "chiếc bàn" chưa được tương xứng.
Paris Ballet - Sự thỏa hiệp khó đưa nghệ thuật lên đỉnh cao

Chương trình Paris Ballet được các nghệ sĩ từ Nhà hát ballet lâu đời nhất thế giới - Ballet de l'Opera de Paris - trình diễn vào tối 11/6 tại Hà Nội. Đêm diễn được nhiều khán giả mong đợi bởi trước đó, ban tổ chức hứa hẹn "đem lại những gì tinh tuyền nhất" của nghệ thuật ballet đến Việt Nam nói chung cũng như thủ đô nói riêng. Tuy vậy, đêm diễn gặp phải vài thiếu sót đáng tiếc, phần nào khiến công chúng không thưởng thức được trọn vẹn những tinh túy như kỳ vọng ban đầu.

Paris Ballet - Sự thỏa hiệp khó đưa nghệ thuật lên đỉnh cao ảnh 1

Vị trí của dàn nhạc giao hưởng bị đưa ra ngay sát hàng ghế đầu của khán giả.

Không gian tổ chức là yếu tố gây nhức nhối nhất trong chương trình.

Với thiết kế không tối ưu cho ballet, sân khấu Trung tâm hội nghị quốc gia khiến khán giả có phần thiệt thòi khi trải nghiệm thưởng thức âm nhạc lẫn nghệ thuật trình diễn của các nghệ sĩ.

Do không làm được hốc biểu diễn cho dàn nhạc giao hưởng trên sân khấu, ban tổ chức phải đưa toàn bộ nghệ sĩ chơi nhạc đệm lên ngay phía trước hàng ghế đầu tiên. Bên cạnh đó, phía nhà hát ballet Paris cũng yêu cầu phải dựng sàn diễn đúng tiêu chuẩn, vốn có kích thước nhỏ hơn nhiều so với trung tâm hội nghị. Kết quả là một loạt khán giả ở những hàng đầu tiên bị ảnh hưởng về tầm nhìn, phải "di tản" lên tầng hai theo sự sắp xếp của ban tổ chức. Chị Mai Dương (42 tuổi) cùng con gái được xếp ngồi ở hàng cuối cùng của tầng hai - nơi được coi là xa nhất với sân khấu. Quá chán nản về tầm nhìn, vị khán giả nữ đã dắt con gái ra về.

Ở tầng một, Thu Thanh (33 tuổi), thiếp đi trên vai người bạn chỉ sau vài trích đoạn ballet mở đầu. Cô cho biết: "Chỗ ngồi quá xa so với sân khấu, tôi không thể nhìn thấy rõ những biểu cảm của diễn viên trên sân khấu". Vị khán giả này ngồi ở hàng SS, tương đương với dãy ghế thứ 38 tại Trung tâm hội nghị quốc gia.

Cách đó không xa, chị Linh - một nhân viên văn phòng ở Hà Nội, phải chuẩn bị trước một chiếc ống nhòm để tiện quan sát sân khấu. Ngoài hạn chế về tầm nhìn, chị cho biết ở vị trí của mình, âm thanh đôi lúc cũng không thể so với lần xem ballet ở Nhật cách đây không lâu. Những khán giả gần đó còn phàn nàn ánh sáng của những bộ điều khiển âm thanh đặt giữa phần chiếu nghỉ gây phân tán sự chú ý.

Chỉ có những người ngồi ở hàng K, tương đương dãy 8, đến hàng BB, tương đương dãy 24, mới khẳng định mình có thể quan sát tốt sân khấu.

Paris Ballet - Sự thỏa hiệp khó đưa nghệ thuật lên đỉnh cao ảnh 2

Các nghệ sĩ cống hiến những màn biểu diễn đẹp mắt cho khán giả trong show ballet.

Việc lựa chọn Trung tâm hội nghị quốc gia thay vì Nhà Hát Lớn từng gây nhiều lo ngại trong buổi ra mắt chương trình.

Vào thời điểm đó, ông Trần Tuấn Việt - đại diện ban tổ chức - khẳng định họ muốn tận dụng 3.800 chỗ ngồi của địa điểm tổ chức để khán giả đại chúng có thể tiếp cận nhiều hơn với môn nghệ thuật lâu đời này. Nếu tổ chức ở Nhà Hát Lớn, họ sẽ chỉ sử dụng được khoảng 200 chỗ ngồi.

Ban tổ chức cũng thừa nhận những điểm yếu cũng như biết rõ những khó khăn mình phải đối mặt khi chọn sân khấu này. Tuy vậy, họ vẫn quyết tâm thực hiện chương trình khi đề ra hàng loạt phương án cải thiện sân khấu để đem lại trải nghiệm tối ưu cho khán giả.

Nhà tổ chức đặt bốn màn hình ở hai bên sân khấu để những khán giả ở xa tiện theo dõi hơn. Theo lời họ, "tinh túy của nghệ thuật ballet thể hiện ở những cử chỉ nhỏ nhất, ví dụ như cái nhíu mày". Tuy vậy, Trần Minh (28 tuổi, Hà Nội) cho biết dù có màn hình hỗ trợ, vị khán giả vẫn khó quan sát được hết biểu cảm của diễn viên trên sân khấu. Anh cũng không có được cảm giác thăng hoa bằng những lần xem trực tiếp trên sân khấu chuyên dụng trước đây.

Bác Thu Bình (68 tuổi) nheo nheo đôi mắt sau cặp kính lão để theo dõi chương trình. Vị khán giả cho biết mình cũng chỉ có thể theo dõi được các động tác của diễn viên chứ không rõ nét mặt đang thay đổi thế nào.

Paris Ballet - Sự thỏa hiệp khó đưa nghệ thuật lên đỉnh cao ảnh 3

Buổi diễn có sự kết hợp giữa ballet cổ điển và đương đại.

Nếu bỏ qua thiếu sót trong khâu tổ chức, chương trình phần nào vẫn gây được cảm tình cho công chúng nhờ sự cống hiến hết mình của các nghệ sĩ trong và ngoài nước.

Dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji, Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam đã kết hợp nhuần nhuyễn với các nghệ sĩ quốc tế để đem lại cho công chúng những màn biểu diễn đầy cảm xúc. Đó là những vở như Kẹp hạt dẻ, Những nhịp đập gián đoạn của trái tim Don Quichotte.

Về phần mình, những vũ công tên tuổi từ nhà hát ballet Paris như Agnes Lestetu, Mathilde Froustey, Aida Badia, Lucie Barthelemy, Audric Bezard, Carlo di Lano, Esteban Berlanga, Florian Magnenet, Olivier Sarrat, Toby Mallittcũng khiến khán giả ngây ngất trước kỹ thuật trình diễn điêu luyện trong các vở Giselle, In The Night, Vẫn là Carmen, Những đứa trẻ thiên đường hay Không, em không.

Ý tưởng về sự kết hợp giữa ballet cổ điển và đương đại của đạo diễn Frederic Fontan đến từ Pháp được nhiều người xem đánh giá cao. Bên cạnh đó, tiếng đàn của tay chơi piano người Pháp nổi tiếng thế giới - Henri Barda - cũng góp phần tạo nên sức hút cho các tác phẩm.

"Đây là lần đầu tiên tôi được xem một vở diễn ballet được trình diễn bởi những nghệ sĩ nổi tiếng. Tôi ấn tượng nhất với trích đoạn Những đứa trẻ thiên đường, từ ánh sáng đến từng động tác đưa chân của các vũ công. Chương trình cũng có những điểm hạn chế nhưng xét cho cùng, tôi vẫn thấy phần nào hài lòng với cảm xúc nó mang lại", MC Thùy Linh cho biết.

Việc đưa những môn nghệ thuật kén khán giả như ballet trở nên phổ biến không phải đơn giản, cũng không thể thực hiện được ngay trong thời gian ngắn. Nhìn chung, sự nỗ lực từ phía nhà tổ chức trong show Paris Ballet vẫn đáng ghi nhận bởi giữa nền nghệ thuật đang bị rối ren bởi các giá trị cũ, mới, tốt, xấu, những món ăn tinh thần được khẳng định theo thời gian như ballet vẫn cần được duy trì và phát triển.

Theo VnExpress

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.