Sự thật thú vị về những lâu đài cổ ở Châu Âu

Các lâu đài Châu Âu cổ kính ngày nay mở cửa cho khách tham quan tới xem và có rất nhiều sự thật thú vị quanh những lâu đài cổ này.
Sự thật thú vị về những lâu đài cổ ở Châu Âu

Đã từng có quãng thời gian, các lâu đài là chốn cư ngụ “số 1” của tầng lớp quý tộc, giúp họ bảo vệ tài sản và thể hiện địa vị của mình trong xã hội. Bên trong những tòa lâu đài cổ ấy là cấu trúc xây dựng và cuộc sống của con người ở thời trung cổ có thể khiến bạn đọc cảm thấy thực sự thú vị.

Nơi vệ sinh cá nhân

Các lâu đài trung cổ không có phòng tắm tiện nghi như chúng ta ngày nay. Khi xây dựng, các kĩ sư đã thiết kế một số những cấu trúc nhỏ có tên là garderobers, là một cống thoát mà mọi người có thể đi vệ sinh vào đó và chất thải sẽ chảy qua tường vào trong hào. Nhưng đó mới chỉ là một phần bất tiện. Phòng tắm thì luôn lạnh và đầy gió vì cống thoát nào cũng dẫn thẳng ra ngoài trời.

Chất liệu xây dựng

Sự thật thú vị về những lâu đài cổ ở Châu Âu ảnh 1

Khi người Norman đặt chân đến nước Anh gần một ngàn năm trước, họ đã xây lên những lâu đài gỗ theo lối “motte-and-bailey”, nghĩa là xây lâu đài trên nền đất cao tự nhiên hoặc nhân tạo, xung quanh là khoảng sân rộng có tường che chắn và có hào nước bảo vệ. Điều này khiến cho thứ dân và kẻ thù ở vị trí thấp hơn và phải “tốn công” khi phải leo dốc để tiếp cận được tòa lâu đài. Tuy cách lợi dụng nền đất cao để tạo nên vị thế phòng thủ khá tốt nhưng với chất liệu của bức tường che chắn được làm từ gỗ, lại khiến cho chúng dễ dàng bị đốt cháy và về lâu dài sẽ dễ bị hủy hoại do ẩm mốc.

Tòa lâu đài cổ nhất vẫn còn người ở

Lâu đài Windsor có tuổi đời hơn 900 năm nằm ở thị trấn Windsor vùng Berkshire, cách trung tâm London chưa đầy một giờ xe chạy, là một trong ba nơi ở chính thức của Hoàng gia Anh cùng với cung điện Buckingham ở London và Holyrood ở Edinburgh. Windsor lúc đầu là một tòa lâu đài gỗ theo lối motte-and-bailey được vua William I xây nên vào giữa thế kỉ 11 sau khi người Norman chiếm đóng đảo Anh. Sau này lâu đài được mở rộng nhiều lần và được cải tạo lại bằng đá và xây thêm một vài điểm nhấn khác như tường hào ngoài kiên cố và tháp tròn bởi vua Henry II. Với diện tích sàn 44.965m2, Windsor chính là toà lâu đài lớn nhất và cổ nhất thế giới hiện nay còn có người sinh sống.

Mục đích xây dựng

Sự thật thú vị về những lâu đài cổ ở Châu Âu ảnh 2

Nhìn vào đặc điểm chung trong thiết kế của các tòa lâu đài ta có thể thấy ngay mục đích của chúng để làm gì. Với hệ thống hào bao quanh, đường hầm, tháp canh, hố giết người, lỗ châu mai… dĩ nhiên chúng được xây dựng với mục đích ngăn chặn kẻ thù tiến gần đến tòa lâu đài. Hố giết người là những hố được thiết kế mà ở phía trên hố binh lính có thể ném đá, bắn tên hoặc rót dầu, nước sôi vào kẻ thù. Lỗ châu mai được khoét trên tường thành và các tòa tháp nhằm bắn tên hoặc đạn trong khi vẫn che dấu được vị trí đặt vũ khí. Ngoài ra khi bị tấn công, binh lính còn đổ dầu sôi lên hào nước xung quanh tòa lâu đài để tạo nên một biển lửa ngăn chặn kẻ thù. “Công thành” đối với những tòa lâu đài được bảo vệ kĩ lưỡng như vậy bao giờ cũng kèm theo thiệt hại về người tương đối lớn.

Cầu thang

Cầu thang trong các tòa lâu đài trung cổ luôn có dạng trôn ốc xoáy theo chiều kim đồng hồ. Ý nghĩa của thiết kế này xuất phát từ một mục đích rất thực tế. Khi kẻ thù vây hãm thành chúng phải leo lên cầu thanh để tiếp cận bên trong lâu đài nhưng việc này sẽ khiến chúng khó khăn trong việc vung kiếm lên vì phần lớn con người thuận tay phải. Mặt khác, người sống trong các tòa lâu đài khi đi xuống cầu thang sẽ có lợi thế hơn khi cầm vũ khí ở tay phải.

Số lượng các tòa lâu đài

Sự thật thú vị về những lâu đài cổ ở Châu Âu ảnh 3

Theo thống kê của bộ sách Castellarium Anglicanum đã có tới 1500 lâu đài tồn tại ở lãnh thổ nước ở Anh và xứ Wales. Tuy nhiên, có nhiều lâu đài trong số này đã bị phá hủy và chúng ta không còn nhìn thấy chúng nữa. Trên 800 lâu đài có dấu vết còn sót lại và hơn 300 lâu đài vẫn còn đứng vững và gần như vẫn nguyên vẹn về mặt cấu trúc.

Mức độ tiện nghi

Khi nghĩ về lâu đài, chúng ta thường nghĩ ngay về những căn phòng rộng lớn xa hoa tráng lệ nhưng sự thật thì hoàn toàn trái ngược. Các tòa lâu đài trung cổ được thắp sáng rất ít, chủ yếu là nhờ vào ánh sáng mặt trời chiếu qua các cửa sổ nên chúng khá ẩm ướt và rất bí do việc lưu thông không khí rất kém. Bên cạnh đó, các tòa lâu đài được xây dựng với mục đích chính là phòng thủ nên việc tạo ra điều kiện sống tiện nghi chỉ là thứ yếu. Tuy nhiên ở giai đoạn sau, các lãnh chúa đã trang trí thêm bằng vải rèm và kính đổi màu vào cửa sổ và các đồ nội thất xa hoa để làm cho tòa lâu đài của họ trở nên lộng lẫy hơn, cũng như để phản ánh sự giàu có và quyền uy của mình.

Tổ chức tiệc tùng là thú vui tiêu khiển chính

Cuộc sống ở các tòa lâu đài trung cổ thực sự rất nhàm chán. Nếu như ở ngoài trời có một số hoạt động chỉ dành cho nam giới như săn bắn hay luyện tập chiến đấu thì ở bên trong tòa lâu đài còn buồn tẻ hơn. Người ta thường chơi cờ để giết thời gian nên cách số 1 để giải tỏa cơn buồn chán là tổ chức ăn uống. Tại những buổi tiệc như vậy, có rất nhiều món ăn và rượu được bày ra, đồng thời có cả những tiết mục nhảy múa ca hát và pha trò khiến cho không khí càng trở nên rộn ràng hơn.

Cuộc sống của người hầu

Sự thật thú vị về những lâu đài cổ ở Châu Âu ảnh 4

Người hầu trong lâu đài tuy bị đối xử thậm tệ không khác gì một nô lệ nhưng nếu xét mặt sinh hoạt thì họ có một cuộc sống tương đối tốt so với người khác. Họ được ngủ trong những căn phòng riêng biệt lập có lò sưởi riêng trong khi những nơi còn lại của tòa lâu đài rất ẩm ướt và lạnh lẽo. Nếu họ ngủ trên sàn nhà thì sẽ được lãnh chúa cấp cho tấm chăn để đắp. Nếu so sánh với những thứ dân thấp kém khác phải ngủ trong các tháp canh và chỉ có vải giường để sưởi ấm thì cuộc sống của người hầu đáng để họ phải mơ ước.

Giếng nước - gót chân Achiles

Nếu những tòa thành được xây dựng kiên cố như vậy nên để tấn công, kẻ thù cần phải tìm ra được điểm yếu. Gót chân Achilles của bất kì tòa lâu đài kiên cố nào là giếng nước. Giếng nước là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho toàn bộ cư dân bên trong lâu đài. Nếu kẻ thù làm nhiễm độc nguồn nước hoặc các lãnh chúa không quan tâm để nguồn nước không may bị cạn kiệt thì toàn bộ cấu trúc được thiết kế vô cùng công phu của cả tòa lâu đài sẽ trở thành đồ bỏ đi. Lúc đó chính là lúc thích hợp nhất để tấn công các tòa lâu đài.

Tuệ Linh

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.