Sự thật về các 'trinh nữ hiến thần' trong đền thờ của người Nhật

Phục vụ trong các đền thờ thần đạo Nhật Bản có miko - những “trinh nữ hiến thần” trẻ đẹp. Nếu muốn lấy chồng, họ sẽ phải ra khỏi đền.
Sự thật về các 'trinh nữ hiến thần' trong đền thờ của người Nhật

Để được trở thành miko chuyên phục vụ trong các đền thờ đạo Nhật Bản, người phụ nữ phải bảo toàn trinh tiết, nhằm gìn giữ ý nghĩa linh thiêng của buổi lễ. Miko theo âm Hán Việt là các “vu nữ” (nữ pháp sư), được xem là một thứ nghề truyền thống thuộc về tôn giáo tại Nhật Bản.

Sự thật về các 'trinh nữ hiến thần' trong đền thờ của người Nhật ảnh 1

Vào thời xa xưa, miko đã tồn tại ở xứ phù tang, được phân thành hai kiểu: miko chuyên phục vụ trong các thần xã của cung đình và miko theo quan niệm dân gian.

Miko trong chốn cung đình có nhiệm vụ nấu rượu, đàn ca múa hát, truyền đạt lời tiên tri của các vị thần với nội dung chủ yếu hướng về chính trị. Còn theo quan niệm của dân gian, miko thời bấy giờ chỉ những người phụ nữ được “ăn lộc trời”, sau khi rơi vào trạng thái nhập tràng, trở thành các "bà đồng" biết truyền đạt lời sấm truyền. Tới thời Minh Trị, dù ma thuật bị triều đình cấm đoán, nhưng sự sùng bái của người dân với miko vẫn không hề nguội lạnh.

Sự thật về các 'trinh nữ hiến thần' trong đền thờ của người Nhật ảnh 2

Về sau, miko được hiểu là những “trinh nữ hiến thần”, tức các cô gái trẻ đẹp chuyên phục vụ trong các thần xã (đền thờ đạo). Họ chuyên biểu diễn các điệu múa truyền thống (miko-mai), hỗ trợ pháp sư trong việc cúng bái và kiêm cả nhiệm vụ dọn dẹp đền. Theo quy định, chỉ khi còn trinh trắng, các cô gái mới được chọn làm miko. Nếu muốn lấy chồng, họ buộc phải từ bỏ nhiệm vụ tại đền nhằm gìn giữ ý nghĩa thiêng liêng, cao cả của công việc này. Theo thời gian, tục lệ trên dần bị bãi bỏ, nhưng bản thân các cô gái vẫn luôn có ý thức gìn giữ giá trị bản thân khi làm miko.

Sự thật về các 'trinh nữ hiến thần' trong đền thờ của người Nhật ảnh 3
Trong xã hội hiện đại, miko phần lớn được thuê làm bán thời gian hoặc đó là những cô gái trẻ tình nguyện phục vụ trong đền. Nhưng không phải ai cũng đủ tư cách và phẩm chất để làm công việc này. Tuổi trung bình của một miko chỉ giới hạn từ 25 tuổi trở xuống. Riêng các thiếu nữ vừa tốt nghiệp ĐH khi tròn 22 tuổi chỉ có cơ hội làm miko trong vòng ba năm. Vì vậy, các ngôi đền đặt ra tiêu chuẩn khá nghiêm ngặt khi tuyển chọn miko. Sau tuổi 25, những phụ nữ này sẽ thuận theo quy định, trở thành những người phục vụ đơn thuần trong đền.

Sự thật về các 'trinh nữ hiến thần' trong đền thờ của người Nhật ảnh 4

Ngày nay, đến với Nhật Bản, bạn sẽ không khó nhận ra miko bởi trang phục của họ vẫn giữ nhiều nét truyền thống, gồm hakama màu đỏ, áo kimono trắng trong tinh khiết. Điểm đặc biệt là tóc của miko luôn được cột ngay ngắn bởi dải lụa đỏ hoặc trắng, thể hiện tâm hồn thuần khiết và sự nhiệt huyết với công việc thiêng liêng này.

Tuệ Linh

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.