Tập tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc xưa

Nhiều phụ nữ Trung Quốc thời xưa đã phải đau đớn chịu bó chân trong đôi giày vải có kích thước chỉ nhỉnh hơn bao thuốc lá, để có được “Kim liên tam thốn” (gót sen ba tấc).
Tập tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc xưa

Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là “Kim liên tam thốn” (Gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo.

Tập tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc xưa ảnh 1

Đôi giày có kích thước chỉ nhỉnh hơn bao thuốc lá

Tục bó chân vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỉ 20. Mãi đến năm 1911, tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. 90% bé gái Trung Hoa ngày xưa, khoảng 5 hay 6 tuổi, đều phải đau khổ vì tục bó chân này. Sự tăng trưởng của đôi bàn chân đã phải ngưng lại để cho kích thước của chúng không vượt quá kích thước lý tưởng 7,5cm. Đó được xem là kích thước của một đôi gót sen vàng.

Để bó chân, người xưa đã dùng một dải vải dài được dệt rất chắc chắn, bọc quanh đôi bàn chân của những bé gái nhằm hạn chế sự phát triển của khung xương bàn chân. Khi xương bàn chân bị hạn chế bởi dải vải dài sẽ trở nên biến dạng, gây đau đớn khôn cùng, thậm chí còn khiến thịt bị thối rữa khi móng chân ăn sâu vào trong thịt. Nhiều giả thuyết cho rằng tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Thanh nhưng thực chất nó đã có từ thời nhà Tống. Thời nhà Đường không phổ biến tục lệ này và tục bó chân phát triển hưng thịnh nhất là vào thời nhà Thanh.

Tập tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc xưa ảnh 2

Đôi chân bé xíu không cân xứng với cơ thể

Nếu trước đây chỉ có phụ nữ trong gia đình cao quý mới bó chân thì đến thời nhà Thanh, tục lệ này đã trở thành trào lưu trong xã hội, rồi dần dần biến thành tập tục và gu thẩm mỹ “bệnh thái”.

Đối với phụ nữ Trung Quốc thời đó, đẹp mới quan trọng. Đẹp đồng nghĩa với việc có được con đường sống tươi đẹp nhất, còn sức khỏe và việc đi lại trên đôi chân dị dạng không phải là yếu tố cần quan tâm.

Tập tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc xưa ảnh 3

Đôi bàn chân “gót sen ba tấc”, nỗi ám ảnh kinh hoàng của phụ nữ Trung Quốc xưa

Tuệ Linh

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.