Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc

Cựu đại sứ Thụy Sỹ ở Trung Quốc, tiến sĩ Uli Sigg được coi là một trong những người quan trọng và có ảnh hưởng nhất đến nghệ thuật đương đại Trung Quốc.
Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc

Là một nhân viên của công ty thang máy Thụy Sỹ Chindler, Uli đến Bắc Kinh vào cuối những năm 70 để thiết lập cái mà sau này trở thành công ty liên doanh đầu tiên giữa Trung Quốc và quốc tế.

Đây là khởi đầu của chính sách kinh tế mở cửa của Đặng Tiểu Bình. Sau sự ra đi của chủ tịch Mao, xã hội Trung Quốc có một cảm giác bất ổn và mất phương hướng. Thay đổi đã diễn ra ở khắp mọi nơi và các nghệ sĩ đều muốn có tiếng nói để khẳng định mình.

Những ngày đầu của nghệ thuật đương đại Trung Quốc

Uli chia sẻ rằng ông rất quan tâm đến nghệ thuật đương đại và nó đến với ông rất tự nhiên khi khám phá những khung cảnh nghệ thuật ở Trung Quốc.

Trong lúc này thì các nghệ sĩ Trung Quốc mới chỉ bắt đầu để tự giải phóng mình ra khỏi những ràng buộc cưỡng bức của chủ nghĩa xã hội. Họ cắt đứt hoàn toàn mối liên hệ từ dòng nghệ thuật toàn cầu và các phong trào nghệ thuật lớn của thế kỷ 20.

Trong suốt nhiều năm vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, nghệ thuật Trung Quốc xuất hiện lẻ tẻ giống như phái sinh. Uli lúc này phải chuẩn bị từng bước vô cùng cẩn thận để bắt đầu nghiêm túc công việc sưu tập nghệ thuật của mình.

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 1

Phòng triển lãm các tác phẩm nghệ thuật đương đại của Uli.

Nghệ thuật như nổi loạn

Trong những năm cuối thập niên 80, đặc biệt là sau sự kiện Thiên An Môn, nghệ thuật đương đại diễn ra trên một khía cạnh chính trị. Nghệ sĩ làm nghệ thuật chống lại hệ thống áp chế và nghệ thuật chính trị bị chi phối.

Ngày nay, sản xuất nghệ thuật Trung Quốc đã bắt kịp với xu hướng toàn cầu. Hầu hết các nghệ sĩ có thể đi du lịch và không phải chịu cảnh cô lập. Họ đã bắt đầu nhanh chóng tiếp thu các trường phái nghệ thuật một cách nghiêm túc.

Tiếp cận một cách có hệ thống

Uli hiểu rằng để sưu tập nghệ thuật đương đại Trung Quốc một cách có hệ thống cần phải có chiều rộng và khai thác cả chiều sâu của nó từ khởi đầu.

Ở thời đỉnh cao, bộ sưu tập của Uli gồm khoảng 2.300 công trình, từ tranh cách mạng đến hiện đại. Ông đã phải gặp gần 2.000 nghệ sĩ trong những năm qua, gần như mua trực tiếp các tác phẩm từ họ.

Năm 1997, danh mục các sản phẩm nghệ thuật không có và triển lãm sự kiện vẫn chưa được tổ chức. Để có một cái nhìn tổng quan hơn về nghệ thuật Trung Quốc, Uli đã phải tạo ra giải thưởng nghệ thuật Trung Quốc (CCAA), giải thưởng đầu tiên của loại hình nghệ thuật được tổ chức ở Trung Quốc.

Điều này cũng cho phép Uli thúc đẩy nghệ thuật Trung Quốc ở nước ngoài với các thành viên ban giám khảo CCAA là người ngoại quốc. Sau đó Uli còn thêm một giải thưởng về phê bình nghệ thuật.

Nó đại diện cho bộ sưu tập lớn nhất và toàn diện nhất của nghệ thuật đương đại Trung Quốc trên thế giới. Trong năm 2012, Uli đã tặng 1.453 tác phẩm và bán 47 tác phẩm cho bảo tàng ở Hong Kong.

Trong khi mọi người thấy Uli là một nhà sưu tập nghệ thuật đương đại Trung Quốc lớn trên thế giới thì bản thân ông lại cho mình là một nhà nghiên cứu Trung Quốc và nghệ thuật đương đại của nước này.

Một số tác phẩm nghệ thuật đương đại sưu tầm của Uli:

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 2

To add one meter to an Anonymous mountaint (Tạm dịch: Thêm một mét trên ngọn núi vô danh) (1995) của Zhang Huan.

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 3

Untitled (Tạm dich: Không đề) (1995) của Fang Lijun.

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 4

X? Series No.4 (Tạm dịch: X? dòng số 4) (1987) của Zhang Peili.

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 5

The Second Situation (Tạm dịch: hai tình huống) (1987) của Geng Jianyi.

Uli Sigg, người gây dựng nghệ thuật đương đại lớn nhất Trung Quốc ảnh 6

Me and my teacher (Tạm dịch: 2 thầy trò) (1993) của Zheng Guogu.

Tuệ Linh

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.