Bà Nhữ Thị Sâm Nhung: Dạy con bằng cách “làm bạn học cùng con”

“Luôn để con tự mày mò với các kiến thức trên mạng, tự nhận thức việc học của mình và quan trọng hơn cả cha mẹ phải luôn là người đồng hành, là bạn học của con cái…” Đó là cách mà mẹ chàng trai đạt HCV Olympic Tin học, Phạm Văn Hạnh, bà Nhữ Thị Sâm Nhung dạy con của mình.
Bà Nhữ Thị Sâm Nhung: Dạy con bằng cách “làm bạn học cùng con”

Phạm Văn Hạnh là học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội. Hạnh từng đạt chương Vàng kỳ thi học sinh giỏi các tỉnh Duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ năm lớp 10, giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học năm lớp 11, là thành viên đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic in học Châu Á TBD (APIO) 2015, giải Nhì kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học năm lớp 12, huy chương Bạc kỳ thi Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương (APIO), huy chương Vàng kỳ thi Olympic Tin học Quốc tế 2015 (IOI)

Theo bà Nhung, em Hạnh bắt đầu làm quen với máy tính từ khi lên cấp 2. Khi ấy, anh trai Hạnh đi học xa nên đã mua máy tính cho em để có thể dễ dàng kết nối và chỉ bài cho em qua internet. Để cho Hạnh làm quen với máy tính, gia đình cũng cho em đi học thêm một khóa sử dụng máy tính.

Đến năm lớp 8, trong trường có đợt thi học sinh giỏi cấp Quận, các môn đều dễ dàng có học sinh đi thi nhưng môn Tin thì lại có rất ít bạn học được vì vậy thầy giáo trong trường đã đề nghị Hạnh đi thi Tin vì em có máy tính sẽ dễ dàng ôn luyện.

Sau một thời gian được thầy giáo kèm cặp rồi đi thi và kết quả thật bất ngờ, Hạnh được giải nhất Tin học Quận Thanh Xuân và đến năm lớp 9 em tiếp tục được giải 3 Tin cấp Thành phố.

Tuy được một số giải cao về Tin học là thế nhưng Hạnh lại yêu thích môn Toán hơn. Vì vậy, lên lớp 10 em thi tuyển vào chuyên Toán của các trường chuyên và đều trúng tuyển. Nhưng để gần trường, thuận tiện cho việc học nên chàng trai đã chọn lớp chuyên Toán trường chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội.

Bà Nhữ Thị Sâm Nhung: Dạy con bằng cách “làm bạn học cùng con” - anh 1

Chàng trai đạt huy chương vàng Olympic tin học luôn được học cùng mẹ

Có lẽ môn Tin học là một cái duyên với Hạnh, dù không học chuyên về Tin nhưng với khả năng Tin học vượt trội của mình em đã được các thầy cô giáo Tin học đặc biệt chú ý và yêu mến. Bà Nhung nhớ lại: “Năm Hạnh học lớp 10 thấy giáo môn Tin đã gọi tôi lên để bàn việc cho cháu theo học và tham gia đội tuyển môn Tin, vì khi ấy cháu đang học lớp chuyên Toán. Với con cái tôi rất tôn trọng ý con vì vậy tôi để cháu lựa chọn, nếu con thấy thích thì có thể theo và cuối cùng con tôi chọn vẫn học lớp chuyên Toán nhưng tham gia đội tuyển Tin”.

Chia sẻ về cách dạy con của mình bà Nhung cho biết: “Từ lúc Hạnh còn bé tôi đã không quá khắt khe với con cái trong việc học, mà chủ yếu để con tự học. Tôi không ép con học, mà chỉ hỏi han quan tâm rất nhẹ nhàng như thấy con học xong bài rồi thì hỏi con đã thuộc bài chưa, đã chắc chưa… Hơn nữa cháu có anh trai thường xuyên kèm cặp nên cha mẹ cũng không lo lắng”.

Có thể nói, ngày nay, việc cho con trẻ tiếp cận với máy tính, rồi đủ thứ trên mạng sớm dễ khiến con trẻ sa đà vào game rồi các trang cộng đồng… Vậy làm thế nào có thể quản lý con cái tốt trong việc này? Bà Hạnh cho hay: “Với gia đình tôi không phải lúc nào cũng kè kè để kiểm tra con cái kể cả những lúc cháu sử dụng máy tính. Có thể một phần do con tự ý thức được việc học nên không bị sa đà vào những thứ khác. Không phải cháu không biết gì về facebook hay game, cháu cũng dùng facebook, rồi cũng có lần tôi thấy cháu chơi game. Nhưng cháu chơi game là để học hỏi chứ không bị nghiện”.

“Hạnh thường lên mạng và tham gia các lớp học quốc tế, những group trao đổi chia sẻ về học thuật trong nước lẫn nước ngoài, thi thoảng cháu lại được các tổ chức học thuật gửi tặng áo. Tôi thấy cháu rất vui và khấn khởi. Có thể nói những nhóm học thuật rất có ích cho cháu, giúp cháu mở mang nhiều kiến thức về tin học cũng như trên các lĩnh vực khác”, bà Nhung chia sẻ.

Bà Nhung khẳng định: “Nói chung cách dạy con của tôi không có gì đặc biệt lắm, tôi cũng chỉ dạy con theo chương trình của nhà trường và sách giáo khoa. Còn rộng hơn thì cháu tự mày mò tìm hiểu. Nhưng có một cái tôi nghĩ nếu mình quá khắt khe, giám sát con quá chặt sẽ làm con cảm thấy cha mẹ không tin chúng và khiến cũng mệt mỏi, lười biếng hơn. Vì vậy, cha mẹ nên là người bạn học của con. Từ xưa đến giờ với con tôi, mỗi khi con đi học về tôi thường xuyên hỏi han quan tâm những kiến thức mà con học được và nghe con chia sẻ về những cái đã học.

Rồi hai mẹ con cùng bàn luận về những môn học đó. Như vậy sẽ giúp con nhớ bài lâu hơn. Hay thi thoảng tôi lại biến những bài học của con thành những trò chơi để hai mẹ con cùng chơi như thi xem ai nhớ lâu hay hỏi đáp… Như vậy sẽ vừa tạo không khí thoải mái cho con vừa giúp con giảm bớt áp lực học hành. Vì trên lớp con đã học rất nhiều, về nhà lại ép con ngồi vào bàn học như một cỗ máy thì sẽ rất khó vào đầu.

Ngoài ra trong cuộc sống không phải lúc nào con cái cũng hoàn hảo cả, vẫn có những lúc con mắc sai lầm, nhưng không bao giờ tôi quát mắng chúng, mà chỉ giải thích chỉ ra những cái sai để cho con hiểu và rút kinh nghiệm. Và từ đó chúng cũng sẽ tự rút ra bài học cho bản thân mình mà sửa chữa”.

Xem thêm:

-Chủ nhân HCĐ Olympic Sinh học đi tìm lời giải “sản xuất bia không cồn”

-Chân dung cậu học trò mồ côi giành HCB Olympic Toán quốc tế

-Chàng trai Hải Phòng đạt huy chương vàng Olympic Vật Lý quốc tế từng chỉ được “mượn” đi thi Lý

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.