Bi kịch những hành trình tìm con bị bắt cóc ở Trung Quốc

(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều tháng 10 cách đây 12 năm, cô bé Cheng Ying 5 tuổi đang chờ mẹ đến đón tại trường tiểu học để đưa về ăn trưa. Do mẹ cô bé đến muộn vài phút nên Ying tự đi bộ về nhà. Mới đi được chưa đầy 200 m, bé gái đã bị những kẻ lạ mặt bắt cóc và mang đi trên một chiếc taxi - điều khiến cô mất 10 năm trong quãng đời tuổi thơ.
Ônh Cheng Zhu, 43 tuổi, nói chuyện cùng con gái Cheng Ying, 16 tuổi, bên bờ sông Tian ở tỉnh Hồ Bắc. (Nguồn: WashingtonPost)
Ônh Cheng Zhu, 43 tuổi, nói chuyện cùng con gái Cheng Ying, 16 tuổi, bên bờ sông Tian ở tỉnh Hồ Bắc. (Nguồn: WashingtonPost)

Ying chỉ một trong số hàng trăm nghìn trẻ em ở Trung Quốc được cho là đã mất tích trong hơn 4 thập kỷ qua, một vấn nạn đã khiến cho làn sóng phản ứng dữ dội trên mạng xã hội cùng như Internet và cuối cùng khiến chính phủ nước này phải ra biện pháp quyết liệt để ngăn chặn.

Đến nay vẫn chưa có một con số đáng tin về số lượng trẻ em bị mất tích mỗi năm ở Trung Quốc, khi các nghiên cứu chỉ ước tính rằng con số ở trong khoảng 20.000 - 200.000. Dù là một quốc gia có dân số cực lớn, nhưng vấn nạn này vẫn là một thảm kịch nhân đạo trên diện rộng.

Nguồn gốc của vấn nạn nằm ở chính truyền thống trọng nam ở nhiều vùng Trung Quốc, kết hợp với một số quan chức tha hóa. Ở nhiều ngôi làng, do khát khao xây dựng một đại gia đình nên nhiều nhà mong muốn có con trai. Có cung ắt có cầu, bởi vậy mà sản sinh ra tệ nạn: Các băng đảng tội phạm cấu kết với cảnh sát tha hóa để đáp ứng nhu cầu của các gia đình.

Một truyền thống cổ hủ ở nhiều vùng ở Trung Quốc, khi mà người dân có nhiều con cái trong gia đình có thể đem cho con mình cho một người thân không có con. Truyền thống này đã phần nào đáp ứng nhu cầu của các gia đình hiếm muộn, đặc biệt khi mà khả năng tài chính của dân Trung Quốc ngày một tăng.

Những bé trai sơ sinh ở Trung Quốc đặc biệt được ưa chuộng, theo ông Anqi Shen, chuyên gia làm việc tại ĐH Teeside của Anh, cho hay, và có thể bị bán với giá 120.000 NDT (18.000 USD) ở các tỉnh giàu phía Đông của nước này.

Cheng Ying chỉ là một trường hợp cực hiếm trong số những đứa trẻ bị bắt cóc nhờ có một kết thúc có hậu.

Sau khi bị những người lạ mặt bắt cóc, Ying được đưa tới một ngôi nhà của một người phụ nữ chuyên buôn bán trẻ em, nơi mà cô bị giam giữ cùng hàng chục đứa trẻ khác. "Tôi bị đánh đập và bỏ đói", Ying kể lại.

Khi lên 7 tuổi, Ying đã bỏ trốn và chạy tới đồn công an để tìm kiếm sự giúp đỡ, nhưng những sỹ quan đó lại cho rằng cô chỉ là một đứa trẻ kiếm trò "nghịch ngợm". Đó là sự việc gây tổn hại tâm lý ghê gớm đối với Ying và khiến cô mất hết lòng tin vào chính quyền, khiến cô cảm thấy cô độc và mất phương hướng.

Cuối cùng, Ying bị bán cho một gia đình có nông trại sản xuất mật ong cách đó hàng trăm dặm ở một tỉnh lân cận, những người không có khả năng sinh con. "Tôi không có máu mủ gì với họ, không liên hệ. Bởi vậy tôi luôn muốn bỏ đi", Ying nói.

Vào thời điểm đó, công việc của ông Cheng đang rất yên ổn và còn dự kiến sẽ chuyển tới nhà mới. Được xét là một hộ nông dân và có sinh con đầu lòng là con gái nên ông được cho phép có con thứ hai. Ngày cô con gái đầu mất tích cũng chính là ngày mà gia đình ông đang chuẩn bị mừng 100 ngày sinh đứa con gái thứ hai.

Trong nỗi đau vô tận, ông đi báo cảnh sát, những người nói rằng họ không thể lập vụ án cho tới khi cô bé mất tích quá 24 giờ. Trong cơn hỗn loạn, ông Cheng tự mình tìm kiếm khắp vùng, đến từng nhà một để hỏi, đến từng trạm xe buýt, huy động tới 70 người thân và bạn bè cùng tìm kiếm. Nhưng cuối cùng vẫn không thấy dấu vết của cô con gái họ.

Nhờ vẫn lưu giữ ký ức về cha mẹ thật của mình. Đến tuổi 15, khi lần đầu được dùng smartphone, điều đầu tiên mà Ying làm là lên Internet để tìm kiếm gia đình mình. Từ duy nhất mà cô còn nhớ được lúc đó là "Dabaiyang". Cô tìm đến một diễn đàn trực tuyến và hỏi xem có ai biết về cụm từ này không. Chỉ sau vài phút, cô đã có câu trả lời, và đó là tên một vùng ngoại ô của thành phố Tây An.

Nỗ lực không ngừng nghỉ của ông Cheng cuối cùng đã được đền đáp khi chỉ vài giờ sau, ông đã được nói chuyện với cô con gái mất tích 10 năm của mình.

Bộ An ninh Công cộng Trung Quốc cho rằng, giới học giả đã thổi phồng vấn nạn bắt cóc. Năm 2014, cơ quan này cho hay họ đã giải cứu được 4.000 trẻ em, nhưng trước đó đã từng có một chiến dịch lớn kéo dài từ 2009 đến 2012 đã giải cứu được trên 35.000 trẻ em và triệt phá được 9.000 băng đảng bắt cóc; theo giới truyền thông nước này.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2007, một website có tên Baobeihuijia (Trẻ em Trở về Nhà) đã đăng ký cho 36.741 cặp vợ chồng có con mất tích và 30.370 trẻ em tìm kiếm cha mẹ của chúng. Website này cho hay họ đã giúp đỡ được 1.963 gia đình đoàn tụ.

Thêm vào đó, chính phủ Trung Quốc cũng có biện pháp mới đầy hữu hiệu để dẹp tan vấn nạn này, trong đó gồm xây dựng một cơ sở dữ liệu DNA để giúp các cặp cha mẹ tìm kiếm con mình, ngoài ra còn thiết lập một hệ thống cảnh báo khẩn cấp trên Website.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.