Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ “cam kết” công khai chi phí chương trình SGK mới

(Ngày Nay) - “Chúng tôi cam kết với Quốc hội, từng năm một sẽ công khai chi phí này để giải toả phát biểu là chi rất nhiều tiền”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói. 
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ “cam kết” công khai chi phí chương trình SGK mới

Chiều 2/11, Quốc hội thảo luận về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa (SGK) mới theo Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu băn khoăn có hay không sự lãng phí khi tiếp tục lùi chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới.

“Đề án hiện đã được thực hiện 3 năm, vậy trong thời gian ấy, chúng ta làm được bao nhiêu sản phẩm? Đã chi hết bao nhiêu tiền và đến nay còn bao nhiêu? Tôi đồng tình lùi thực hiện 1-3 năm, nhưng đừng phát sinh thêm kinh phí. Một đồng thuế của dân cũng phải tiết kiệm. Chúng ta làm phải có hiệu quả”, ông Cầu nêu.

Giải trình tại Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, giáo dục phổ thông rất quan trọng và chương trình, sách giáo khoa (SGK) là yếu tố đặc biệt quan trọng. Dẫn lại lịch sử, ông Nhạ khẳng định, đây là lần đầu tiên có chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, từ đó mới có chương trình từng môn học, viết SGK để giáo viên giảng dạy. SGK lần này cũng chuyển từ phương thức truyền thống là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực học sinh, khai phóng, thực học, thực nghiệp, dân chủ trong giáo dục.

Mặc dù đổi mới, song theo ông Nhạ vẫn phải kế thừa, phù hợp với điều kiện đất nước, khắc phục những bất cập. Quan trọng nhất là đổi mới phương pháp, có sự liên thông, không chia cắt môn học. Những kiến thức nền tảng, căn bản là ổn định, còn lại tạo độ mở, để các địa phương chủ động 20% kiến thức.

Bộ trưởng cũng cho biết, trong quá trình chuẩn bị để đến năm học 2019 – 2020 thực hiện, thì ngành giáo dục đã từng bước đổi mới, kể cả ở những vùng sâu xa, bảo đảm không có sự bỡ ngỡ. Cũng không phải chờ đầy đủ cơ sở vật chất mới dạy mà bảo đảm ở đâu đủ điều kiện thì triển khai sớm. “SGK cũng không phải là bất di bất dịch mà có độ mở để giáo viên sáng tạo, dạy những kiến thức ngoài. SGK có hay đến đâu mà giáo viên không tốt cũng khó thành công”, ông Nhạ cho hay.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đối với chương trình, đến nay mới “tiêu” được 48,8 tỷ đồng, như vậy mới tiêu được hơn 2 triệu USD, chưa tiêu được nhiều. Còn đối với chương trình bồi dưỡng giáo viên mới tiêu 2,3 tỷ đồng. Như vậy tổng cộng mới tiêu được hơn 50 tỷ đồng, còn lại mới đang trong kế hoạch. “Chúng tôi cam kết với Quốc hội, từng năm một sẽ công khai chi phí này để giải toả phát biểu là chi rất nhiều tiền”, ông Nhạ khẳng định.

Theo Tiền Phong
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.