'Bún chửi' trên CNN

Tuần qua, kênh CNN phát sóng cuộc trải nghiệm “bún chửi” tại Hà Nội của đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain. Ông cũng chính là người đã chọn quán bún chả cho Tổng thống Obama dùng bữa tại Hà Nội trong chuyến thăm mới đây.
'Bún chửi' trên CNN

Bourdain đã nhặt ra được một khía cạnh khác lạ của những hàng quán ở Việt Nam so với thế giới. Ai sống tại Hà Nội, dù ít ngày, cũng đã nếm trải thứ ấy: “bún chửi” Ngô Sĩ Liên, “cháo quát” Lý Quốc Sư; “ốc lắm mồm” cây xăng Nam Đồng, “phở xếp hàng Bát Đàn”…

"Bún mắng cháo chửi” là một trạng thái mua bán mà trong đó kẻ bán cau có, quát tháo, lạnh nhạt, từ chủ hàng đến nhân viên và đôi khi tạo ra cảm giác bị xúc phạm cho người mua. Nếu phải tóm lược hành vi này trong một câu, nó có thể là: “Ăn thì ăn, không ăn thì biến”.

Cách đây hơn 15 năm, khi “chửi” chưa được đưa lên thành “văn hóa”, bà bán cháo chửi lừng danh khu phố cổ từng bị một vận động viên wushu chuyên nghiệp úp cả bát cháo vào đầu vì chửi anh ta. Một thanh niên nhảy vào can thiệp cũng suýt nhận một cước. Cú đá trượt đó làm bẹp rúm bình xăng chiếc xe máy bên cạnh làm cả quán xanh mắt.

Có những người tin rằng bún mắng cháo chửi là một dạng văn hóa. Bạn tôi - một  cán bộ cấp Vụ ngành ngoại giao, ngày làm việc thì ăn vội trước khi lao đến cuộc họp nhưng cuối tuần thì vi vu hết quán bún đến cháo, miến “chửi”.

Kể với tôi bằng một giọng khá vui vẻ, anh nói rằng, mấy quán đó đồ rất ngon. Và rằng, anh vào đó với tâm thế ngoài thưởng thức đồ ăn còn thưởng thức cả chửi nữa. Nên anh không cảm thấy xúc phạm. Tuy nhiên, cũng có lần, theo lời kể của anh, cô bạn đi cùng đã bật khóc, bỏ về khi bị chủ quán chửi trong sự sững sờ của cả quán. “Ăn ở đây thì phải chịu thế”, anh khoát tay.

Tôi cho rằng việc có thái độ cáu bẳn trong giao tiếp thương mại, là một hiện tượng xã hội chứ không phải là một hiện tượng văn hóa. Và hiện tượng xã hội ấy, đã được quảng bá cho toàn thế giới với tư cách một phần của văn hóa Việt Nam.

Cái phương thức thương mại có một không hai ấy có lẽ đã hằn vào đời sống người thủ đô từ thời bao cấp. Khi đó, cả người bán và người mua cùng quen với “văn hóa mậu dịch”. Người bán thì trịnh thượng, bề trên, ban phát. Người mua thì nhờ vả, xin xỏ. Và đương nhiên không cảm thấy bị xúc phạm trước thái độ kẻ cả của người bán.

Đã mấy thập niên, văn hóa ẩm thực hay văn hóa nói chung hình như không hề tiến thêm chút nào. Nói cách khách là chúng ta không tạo ra thêm “sản phẩm văn hóa” nào để khoe với bạn bè quốc tế.

"Bún mắng cháo chửi” là chuyện đã diễn ra hàng chục năm, người Việt ai chấp nhận thì đã chấp nhận rồi. Vấn đề là, nó đã được chọn để giới thiệu trên sóng của một kênh uy tín bậc nhất, bởi chương trình của một đầu bếp uy tín bậc nhất thế giới. Có phải bởi vì anh ta không còn tìm thấy thứ gì đặc sắc hơn?

Tôi nhớ đến Thái Lan - quốc gia làm du lịch giỏi nhất Đông Nam Á. Từ những người đẩy xe bán quà vặt đến nhân viên khách sạn nhiều sao đều giữ thái độ niềm nở và nụ cười tươi rói. Không kiếm đâu cái cau mày chứ đừng nói là “có thái độ” với khách. Hướng dẫn viên của tôi tự hào: “Có muốn chửi khách cũng phải sợ. Vì chỉ cần khách tố cáo với cảnh sát du lịch thì nhà hàng đó kể như mất nghiệp”, anh kể.

Tôi không biết văn hóa truyền thống của nước Thái có những nụ cười ấy không. Tôi chỉ biết rằng nó đã được gắng sức tạo ra bởi cả chính phủ và người dân, cho hiện tại và cho tương lai.

Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ thông qua năm 2015 đã xác định văn hóa đối ngoại là một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn hóa quốc gia, thể hiện sức mạnh nội sinh của dân tộc, có vai trò tích cực trong việc nâng cao vị thế của đất nước.

Nhưng tôi không nhìn thấy triển vọng CNN có thể giới thiệu cái gì hay hơn “bún mắng cháo chửi” ở Hà Nội, nếu người ta, thậm chí cả những cán bộ cấp Vụ ngành ngoại giao như bạn tôi, vẫn gật gù “nhưng ở đấy ngon”.

Một suất quảng cáo 30 giây trên CNN có giá khoảng 6.500 USD. Lương của Anthony Bourdain ở CNN là hơn 23.000 USD một tuần. Đoạn “bún chửi” dài gần 2 phút và được phát lại 2 lần. Không tính chi phí sản xuất, coi như chúng ta đã đăng một quảng cáo du lịch có giá hàng tỷ đồng tới hàng triệu khán giả quốc tế.

Và nội dung nó quảng bá là gì? Tôi đã mong đó phải là một nội dung khác.

Theo Vnexpress
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
(Ngày Nay) - Tổ chức UNICEF cho biết hơn 13.000 trẻ em đã thiệt mạng sau khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza và cảnh báo vấn nạn suy dinh dưỡng khiến những trẻ còn sống "thậm chí không còn sức để khóc”.