Các chiến dịch “Săn cáo” và “Lưới trời” tại Trung Quốc: Vũ khí hữu hiệu trong phòng, chống tham nhũng

(Ngày Nay) - Ngày 7-3 vừa qua, Văn phòng Công tác Truy nã và Thu hồi tài sản quốc tế thuộc Tổ Điều phối chống tham nhũng Trung ương Trung Quốc chính thức phát động chiến dịch "Lưới trời 2017" nhằm truy bắt các nghi phạm tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài và thu hồi tài sản phi pháp của các đối tượng này. Mặc dù gặp không ít khó khăn và cản trở từ nhiều phía, nhưng chiến dịch "Lưới trời" của chính quyền Bắc Kinh đã giành được nhiều thắng lợi liên tiếp với những "mẻ lưới" lớn. Thành công của chiến dịch "Lưới trời" với những bước triển khai khôn ngoan, cẩn thận nhưng cũng đầy táo bạo là kinh nghiệm rất đáng để các nước khác học hỏi nếu muốn đạt hiệu quả cao trong phòng, chống tham nhũng.
Quan tham Trung Quốc bị phía Mỹ trao trả cho Trung Quốc
Quan tham Trung Quốc bị phía Mỹ trao trả cho Trung Quốc

Chỗ bấu víu cho quan tham

Từ sau Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc (diễn ra năm 2012), Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng với quy mô và mức độ quyết liệt chưa từng có kể từ khi nước này thực hiện chính sách mở cửa. Bắt đầu triển khai từ năm 2013, chiến dịch được mệnh danh là "đả hổ diệt ruồi" đã thu được thành công ngoạn mục với hàng loạt "hổ lớn tham nhũng" sa lưới, bị trừng phạt đích đáng, trong đó có cả Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị. Tuy nhiên, ở góc độ khác, vẫn có nguy cơ lặp lại hạn chế mà nhiều chiến dịch chống tham nhũng tiến hành trước đó gặp phải: Nhiều tội phạm là lãnh đạo công ty nhà nước và tư nhân, cán bộ cỡ trung, cao cấp ở các cương vị liên quan đến quyền lực, kinh tế - được mệnh danh là đám "chồn, cáo" tham nhũng - bỏ trốn ra nước ngoài với những tài sản khổng lồ do tham nhũng, hối lộ mà có, được tuồn khỏi Trung Quốc từ trước. Lợi dụng sự hợp tác giữa Trung Quốc và nhiều nước còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc dẫn độ tội phạm, đặc biệt là các nước phương Tây, ra tới nước ngoài, những kẻ này ung dung "coi như là thoát". Tình hình này ảnh hưởng không nhỏ tới chiến dịch, khi dư luận thiếu tin tưởng vào quyết tâm và hiệu quả phòng, chống tham nhũng, trong khi những kẻ tham nhũng lại coi đây là "chỗ dựa" để tiếp tục phạm tội.

Theo đánh giá của các chuyên gia, ước khoảng 18.000 quan chức Trung Quốc đã chạy trốn khỏi đất nước trong vòng 20 năm qua, mang theo số tiền tham nhũng khoảng 129 tỷ USD. Mặc dù Trung Quốc đã ra sức đẩy mạnh các thỏa thuận hợp tác về vấn đề dẫn độ tội phạm kinh tế với nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên chiến dịch truy lùng quan tham ẩn náu ở nước ngoài vẫn gặp không ít khó khăn. Theo Reuters, Trung Quốc đã ký kết hiệp ước dẫn độ tội phạm với khoảng 40 quốc gia, tuy nhiên lại chưa có hiệp ước tương tự với Mỹ, Canađa hay Ôxtrâylia - ba quốc gia được coi là "thiên đường" của các tội phạm kinh tế do thủ tục dẫn độ khó khăn. Số liệu của Văn phòng Điều tra Liên bang thuộc Bộ Các vấn đề toàn cầu Canađa cho biết, trong số 100 quan tham bị Trung Quốc truy nã gắt gao nhất thì có tới 26 người đang lẩn trốn tại Canađa. Nhiều quan chức tham nhũng, doanh nhân Trung Quốc biển thủ số tiền lớn sau đó chạy sang Mỹ, nhập tịch vào đây bằng cách đầu tư vào bất động sản.

Trong khi đó, nhiều nước phương Tây từ chối ký kết hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc vì nhiều lý do, trong đó có lý do rằng Trung Quốc không sẵn sàng cung cấp bằng chứng tội phạm của đối tượng cần dẫn độ. Điều này làm dấy lên hy vọng cho một số không ít quan chức tham nhũng tìm cách trốn sang nước khác bởi họ tin rằng có thể giấu mình đằng sau những quy định phức tạp về dẫn độ và quyền tài phán.

Từ đặt bẫy "săn cáo" đến chăng "lưới trời"

Để khắc phục hạn chế này, tháng 7-2014, Trung Quốc đề ra chiến dịch "Săn cáo" nhằm điều tra những phần tử tham nhũng chạy ra nước ngoài. Để hỗ trợ tốt hơn cho chiến dịch này, cuối tháng 3-2015, một chiến dịch xuyên quốc gia mang tên "Lưới trời" tiếp tục được tung ra. Chiến dịch "Săn cáo" nhắm vào các mục tiêu cụ thể, trong khi "Lưới trời" quăng lưới bủa vây trên diện rộng. Khi phát động chiến dịch này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố: "Việc đưa tội phạm tham nhũng hồi hương được coi là mắt xích quan trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc". Tầm quan trọng của các chiến dịch này thể hiện ở chỗ được đặt dưới sự chỉ đạo của Văn phòng Công tác Truy nã và Thu hồi tài sản quốc tế thuộc Tổ Điều phối chống tham nhũng Trung ương Trung Quốc, mà Tổ trưởng là ông Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI)  Những người trực tiếp phụ trách chiến dịch nói trên là quan chức cao cấp thuộc Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát Tối cao, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc. Với mục tiêu đánh tan các dường dây tham nhũng, lật mặt các "ngân hàng đen" chuyên rửa tiền và chuyển tiền bẩn, tịch thu tài sản bất chính và bắt giữ, thuyết phục đối tượng chạy trốn ra nước ngoài quay trở về nước, có thể nói Trung Quốc đã "dốc toàn lực" cho chiến dịch này để vượt qua những trở ngại to lớn.

Theo thông tin từ giới truyền thông Mỹ và Trung Quốc, trong vấn đề truy tìm và dẫn độ nghi phạm tham nhũng Trung Quốc, mặc dù Mỹ đã cam kết hợp tác, hỗ trợ Trung Quốc, nhưng có thể thấy sự hợp tác này là có giới hạn.

Mỹ không có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc và dường như cũng tỏ ra lạnh nhạt với chiến dịch này của Bắc Kinh khi để nhiều đối tượng bị Trung Quốc truy nã vẫn sống ung dung ở nước họ. Mặc dù từ năm 2015, Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn sớm đi tới ký kết một hiệp ước dẫn độ giữa hai nước, tạo thuận lợi cho Trung Quốc truy tìm và dẫn độ những đối tượng tình nghi tham nhũng hiện đang lẩn trốn tại Mỹ. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có hiệp định nào giữa hai nước được ký kết, thậm chí chỉ đưa ra thảo luận, xem xét.

Không chỉ Mỹ mà cả châu Âu cũng đặt điều kiện, buộc Bắc Kinh phải nhận lại người Hoa di dân nếu muốn được sự giúp đỡ trong chiến dịch "Lưới trời". Bởi vì Trung Quốc cũng chưa có hiệp ước dẫn độ với Liên hiệp châu Âu, cho nên nếu Trung Quốc không làm gì giải quyết tình trạng "di dân", các nước cũng sẽ không quan tâm tới "Lưới trời" của Trung Quốc.

Niu Di-lân cũng là một nước có nhiều đối tượng tham nhũng Trung Quốc chọn làm nơi ẩn náu, chỉ sau Mỹ và Canađa. Thế nhưng với việc chính quyền Niu Di-lân có quan điểm khác về hệ thống luật pháp của Trung Quốc do hệ thống chính trị khác nhau, mong muốn của Trung Quốc ký kết một hiệp định dẫn độ tội phạm với Niu Di-lân rất khó trở thành hiện thực. Cuối năm 2016, Thủ tướng Niu Di-lân John Key nói rằng đất nước mình sẽ ký hiệp định dẫn độ tội phạm nếu đó là những vụ nghiêm trọng, nhưng dẫn độ sẽ không dẫn đến việc bị cáo phải đối mặt với án tử hình. Trong khi đó, Trung Quốc được biết đến là nước có số lượng phạm nhân bị tử hình nhiều nhất thế giới.

Bất chấp những khó khăn mang tính khách quan đó, ngay năm đầu triển khai, chiến dịch "Lưới trời" đã thu được thành công ấn tượng, dẫn đến việc 1.023 quan tham phải hồi hương quy án và thu hồi 3 tỷ nhân dân tệ (hơn 462 triệu USD). Đặc biệt, trong năm 2015, Trung Quốc bắt đầu xúc tiến kế hoạch dẫn độ Lệnh Hoàn Thành, một doanh nhân đang ẩn náu tại Mỹ. Anh trai của Lệnh Hoàn Thành là Lệnh Kế Hoạch, người từng giữ cương vị Chánh văn phòng Trung ương đảng, trợ lý của nguyên Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và là một trong những quan chức cấp cao nhất của nước này sa lưới chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình. Tờ Nhật báo phố Wall dẫn nguồn thạo tin cho biết, giới chức Trung Quốc nghi ngờ Lệnh Hoàn Thành có liên quan đến ít nhất 3 vụ án tham nhũng và rửa tiền với số tiền lên tới 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số rất nhỏ so với số quan chức tham nhũng Trung Quốc lẩn trốn ở nước ngoài và số tiền đám này cất trữ. Tháng 4-2016, chính quyền Trung Quốc tiếp tục phát động "Lưới trời 2016", ngay sau khi vụ việc rò rỉ "hồ sơ Panama" xảy ra, liên quan đến mạng lưới rửa tiền bẩn, trốn thuế quy mô toàn cầu do công ty luật Mossack Fonseca (có trụ sở chính ở Panama) - nhà cung cấp dịch vụ tài sản ở nước ngoài lớn thứ tư thế giới cầm đầu. Theo số liệu được công bố chính thức tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2015, năm 2016, nhà chức trách Trung Quốc tiếp tục bắt giữ và đưa về nước 1.032 nghi phạm lẩn trốn tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 134 cựu quan chức thuộc các cơ quan Nhà nước, 19 người trong số này nằm trong danh sách truy nã khẩn cấp, và thu hồi về 2,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 346 triệu USD).

Phát huy kết quả đạt được của "Lưới trời", theo nghị quyết về hoạt động năm 2017 do Văn phòng Công tác Truy nã và Thu hồi tài sản quốc tế chỉ đạo, việc phối hợp thực hiện công tác này sẽ tiếp tục được hoàn thiện để đạt hiệu quả cao hơn. Trong đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc sẽ phụ trách công tác truy tìm các đối tượng thuộc diện quan chức phạm pháp bỏ trốn ra nước ngoài và thu hồi tài sản phi pháp. Bộ Công an Trung Quốc triển khai chiến dịch "Săn cáo" để bắt giữ các nghi phạm đang lẩn trốn ở nước ngoài. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ phối hợp Bộ Công an chặn đứng các hoạt động chuyển, rửa tiền phi pháp thông qua các công ty ở nước ngoài và các "ngân hàng đen', ngân hàng ngầm.

PHƯƠNG LINH (theo UBKTTƯ)

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.