Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp

Những đứa trẻ ở xóm Nhạp hàng ngày vẫn đến trường bằng thuyền, cuộc hành trình tìm kiếm con chữ đầy nguy hiểm và gian nan đang chờ các em.
Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp

Cái rét cắt da cắt thịt của mùa đông vùng núi không cản được bước chân của chúng tôi đến với các em nhỏ ở xóm Nhạp trong hành trình tìm con chữ. Chạy theo những tuyến đường nhựa quanh co, băng qua những con đường đầy xỏi đá xuyên núi, chúng tôi cũng đã đến xóm Nhạp (xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, Hòa Bình).

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 1

Nhiều năm qua, người dân ở xóm Nhạp (xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) và đặc biệt là hàng chục em học sinh đều phải đánh cược tính mạng di chuyển bằng mảng để mưu sinh, đến lớp học một cách nguy hiểm.

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 2

Việc người dân phải sử dụng bè mảng để di chuyển chòng chành qua sông đến cả những người dân nơi đây cũng không nhớ rõ từ bao giờ. Khi di chuyển bằng bè mảng do nhiều người cùng phương tiện bị rơi xuống sông nên những người dân nghèo khổ nơi đây phải tự mình gom vốn hoặc vay mượn anh em để mua một chiếc thuyền sắt nhỏ hay tự đóng lấy bằng xi măng.

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 3

Cận cảnh chiếc thuyền bằng xi măng tạm bợ của người dân xóm Nhạp sử dụng để di chuyển qua lòng hồ sông Đà mỗi ngày để mưu sinh.

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 4

Những dây thép nhỏ quấn quanh những cây tre để làm thành thuyền.

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 5

Các em nhỏ xóm Nhạp di chuyển trên những chiếc bè mảng tròng trành rất nguy hiểm, thêm nữa các vật dụng cứu hộ cũng chẳng có nhưng nguy hiểm dần dần rồi cũng thành quen bởi ai nấy trong các em cũng “thèm khát” cái chữ, “thèm khát” được lên lớp nghe cô giáo giảng bài nên cảm giác sợ sệt sông nước nhanh chóng bị biến mất. Tuy nhiên, vẫn lo sợ các em gặp chuyện xấu nên các bậc phụ huynh đành phải bỏ tiền ra thuê người đưa, đón các em qua sông đi học mỗi ngày với giá 2 nghìn đồng/lượt.

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 6

Dù ngày mưa hay ngày nắng, hàng chục em nhỏ đều không quản ngại vất vả, nguy hiểm sông nước để nhanh chóng đến lớp học, đều đặn (chỉ trừ mưa bão lớn mới nghỉ).

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 7

Những nụ cười hạnh phúc của các em khi được đến lớp học nhưng mỗi ngày đi qua sông đều phải đánh cược tính mạng với "hà bá".

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 8

Chuyến thuyền chở các em không hề có một vật dụng hoặc phao cứu hộ nào.

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 9

Cách đây 3 năm niềm vui của người dân được nhân lên khi họ nhận được tin có chương trình dự án xây dựng cầu bắc qua sông (đoạn gần nhất khoảng hơn 100m) các, do Công ty cổ phần đầu tư năng lượng, xây dựng Thương mại Hoàng Sơn làm chủ đầu tư và thi công.Tuy nhiên, niềm vui ấy chưa được bao lâu thì bị vùi tắt bởi theo người dân, thì trong quá trình xây dựng cầu các công nhân đã xây dựng hai trụ cột sai thiết kế nên công trình nhanh chóng bị hoãn lại.

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 10

Nguy hiểm hơn, là dọc phía chân núi đá điểm tiếp điểm giáp với lòng sông Đà chạy thắng vào trường học, các công nhân xây dựng đã tiến hành dùng máy xúc, mìn để phá để đá mở đường theo bản thiết kế hướng đường cầu. Nhưng càng phá thì đá trên núi càng sạt lở nên các công nhân cũng bỏ dở dang, giữa chừng như cây cầu.

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 11

Người dân cùng các em học sinh không ai dám đi đến khu vực đường mà các công nhân thi công xây dựng cầu đường đã làm trước đó.

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 12

Lớp học tạm bợ, đường đi như vào bãi đất hoang... Vậy mà nơi đây đang là nơi gieo vần những con chữ cho hàng chục trẻ em nghèo, mong có được một tương lai tốt đẹp hơn.

Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 13
Chùm ảnh: Gian nan đường đến trường của các em học sinh xóm Nhạp ảnh 14

Người dân xóm Nhạp đang mong muốn có được một cây cầu để cuộc sống bớt khổ hơn nhưng có lẽ niềm hy vọng đó cũng chỉ là trong mơ.

Bài tiếp: Các đơn vị liên quan nói gì ?

M.Hưng

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.