Chúng ta đang lạm dụng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng

GS. TS. Trương Sỹ Hùng cho rằng, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay còn nhiều bất cập, như việc người dân chen lấn, xô đẩy dâng hương, TP.HCM làm chiếc bánh chưng 2,5 tấn...
Chúng ta đang lạm dụng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng

Ban tổ chức Lễ giỗ Tổ chưa khoa học?

Theo nguồn tin từ Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay đón gần 8 triệu lượt khách về dâng hương tri ân, tưởng nhớ các vua Hùng. Riêng ngày chính hội 10/3 âm lịch, có khoảng hơn 2 triệu người đến Đền Hùng. Lượng khách năm nay đông hơn nhiều so với các năm trước.

Cũng do lượng người đến Đền Hùng quá đông nên vào ngày chính hội đã xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, thậm chí có nhiều em nhỏ phải “khóc thét”. Liên quan đến vấn đề này, GS. TS. Trương Sỹ Hùng, chuyên gia về văn hóa dân gian cho rằng, lượng người đến dâng hương thì không ai có thể kiểm soát được, bởi đó là tình cảm của nhân dân đối với tổ tiên.

Chúng ta đang lạm dụng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng ảnh 1

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm nay còn nhiều bất cập, điển hình là việc chen lấn, xô đẩy. Ảnh: Tuổi trẻ.

Tuy nhiên, điều GS. Trương Sỹ Hùng quan tâm là cách thức tổ chức Lễ hội giỗ Tổ Hùng Vương năm nay. “Theo tôi, việc đi lễ hội giỗ Tổ hàng năm thì không ai có thể khống chế được lượng người là bao nhiêu. Vấn đề của Ban tổ chức Lễ hội là làm sao để cho mọi người đều được vào thắp hương, viếng Tổ Hùng Vương mà không để xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy. Tuy nhiên, cách làm của Ban tổ chức chưa thật sự khoa học, không chu đáo nên mới để xảy ra tình trạng này”, ông nhận xét.

Lý giải về sự chưa khoa học này, GS. Hùng phân tích, một phần do ban tổ chức không bố trí được hàng lối rõ ràng cho người dân. Lẽ ra, ngoài việc thông báo trên loa đài nói chung là đi đến đền nào trước, đền nào sau, thì ban tổ chức nên bố trí người hướng dẫn từng nhóm, từng hàng lên dâng hương một cách trình tự chứ không phải để người dân ồ ạt kéo lên như vậy. Hay như việc người già, trẻ em thì nên có lối đi riêng, người trẻ có lối đi riêng khác, như vậy sẽ đảm bảo được trật tự.

GS. Trương Sỹ Hùng cũng cho biết, một nguyên nhân khác khiến tình trạng chen lấn xô đẩy xảy ra là ý thức tập thể người dân chưa cao. Lẽ ra, với số lượng người đông như vậy, Ban tổ chức phải có kế hoạch hướng dẫn người dân dâng hương từ ngay cổng vào. Hy vọng vào Lễ giỗ Tổ năm sau, Ban tổ chức làm việc một cách khoa học và chặt chẽ hơn.

Đua đòi, thiếu kiến thức văn hóa tín ngưỡng

Trong cuộc trao đổi với PV Ngày Nay Online, GS. Trương Sỹ Hùng cũng nói lên quan điểm của mình về việc Công viên Văn hóa Đầm Sen, TP.HCM đã nấu một chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 2,5 tấn để dâng cúng các vua Hùng vào đúng Lễ giỗ Tổ.

Chúng ta đang lạm dụng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng ảnh 2

GS. TS. Trương Sỹ Hùng.

“Mô hình chiếc bánh chưng nặng 2,5 tấn là cái đua đòi giữa tỉnh này tỉnh nọ, hoặc nhóm người này nhóm người kia. Không cần phải làm những cái phô trương như thế. Không phải anh làm cái to cái lớn như chiếc bánh chưng mà anh được lộc to, lộc lớn đâu. Việc làm này là không nên”, vị chuyên gia về văn hóa dân gian nói thẳng.

Ông Hùng cũng cho rằng, việc dâng chiếc bánh chưng nặng 2,5 tấn lên vua Hùng là việc làm phản cảm, thiếu hiểu biết về văn hóa tín ngưỡng. Chỉ cần một nén hương sâu đến cửu trùng, thấu đến chín tầng trời, quan trọng là tấm lòng của con cháu đối với vua Hùng. Còn hương đăng trà quả chỉ cần tượng trưng thôi, cần sự thanh tịnh của con người là chính. Chứ không phải phô trương ra thật nhiều mới là hiếu nghĩa, mới là tốt đẹp.

Theo GS. Trương Sỹ Hùng, việc làm trên chứng tỏ chúng ta không hiểu gì về tín ngưỡng, về giỗ Tổ vua Hùng. Bởi giỗ Tổ vua Hùng là kỷ niệm lại những ngày lễ nông nghiệp, nhớ lại tổ tiên. Mà nghi lễ nông nghiệp là cúng thần lúa, hồn lúa. Ngày giỗ Tổ cũng là dịp chuẩn bị kết thúc mùa xuân, đón mùa hè, tức là tiễn mùa lạnh đi để đón ánh nắng mặt trời cho sự phát triển mạnh mẽ của cây cối, cho muôn loài.

“Tôi xin nhắc lại là chỉ cần một nén hương nhỏ, một tấm bánh nhỏ để tưởng nhớ đến các vị vua Hùng thôi. Chúng ta đang hiểu văn hóa không thật sâu sắc. Quan trọng là hành động của mình, đó là cách ứng xử văn hóa, chứ không phải phô trương, vô hình chung làm lãng phí của cải vật chất xã hội. Như vậy là chúng ta không hiểu gì về văn hóa, và đang lạm dụng văn hóa tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng”, ông Hùng nói thêm.

Quang Phú

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.