Con trẻ đánh nhau, người lớn phải chịu trách nhiệm đầu tiên

(Ngày Nay) - Mỗi năm toàn quốc xảy ra khoảng gần 1.600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. So với 10 năm trước, số vụ bạo hành tại trường học hiện đã tăng gấp 13 lần. Việc bố mẹ can thiệp thô bạo hoặc thờ ơ bỏ qua vì coi đó là chuyện trẻ con sẽ càng làm mối quan hệ bạn bè trở nên trầm trọng hơn…
Hình minh họa
Hình minh họa

Ông Nguyễn Trọng An – nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) đưa ra khuyến cáo, những gia đình có con bị bạo lực học đường không nên kiện tụng, làm căng hay cố tình đưa con đến các bệnh viện để tìm cách chứng thương. Tuyệt đối không mắng con vì có thể lần sau con sẽ giấu đi không kể lại cho gia đình biết nếu còn bị bắt nạt lần tới. Khi làm lớn vấn đề, trẻ sẽ chỉ càng sợ hãi, sang chấn tâm lý sẽ càng bị khoét sâu.

Ngay sau đó, bố mẹ cần phải hỗ trợ tâm lý cho con, bằng cách trao đổi với giáo viên, chuyên gia tâm lý ổn định tâm lý cho trẻ, vì trẻ bị bạo lực thường để lại những sang chấn tâm lý rất nghiêm trọng.

Theo ông An, gia đình các cháu cần luôn luôn quan tâm đến cử chỉ, hành động của con. Có thể là hỏi han, quan sát xem con đi học về vui hay buồn… để tâm sự, chia sẻ. Khi xảy ra sự việc trẻ bị bạn đánh hay gây gổ, gây áp lực… bố mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, khéo léo kể cho con nghe chuyện ngày trước mình cũng từng vượt qua những chuyện như thế này ra sao, rồi để con tự giải quyết vấn đề với bạn mà không cần dùng đến bạo lực. Có thể xác minh xem con giao lưu với ai, tìm hiểu về đứa trẻ đã hành hung con mình, tìm hiểu lý do vì sao con mình bị đánh. Sau đó, gia đình gặp gỡ phụ huynh của học sinh đó để trao đổi. Cha mẹ của học sinh hành hung cần biết cách giáo dục, khuyên nhủ ngăn ngừa sự tái phạm.

Gia đình cũng nên gặp giáo viên để nhắc nhở trẻ đã đánh con mình, nên đề nghị giáo viên tăng cường giáo dục cho học sinh tình yêu thương, tình đoàn kết trong lớp học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa để học sinh thân thiết và tránh xung đột.

Mặt khác, bố mẹ các em cũng phải đề nghị nhà trường tăng cường hệ thống và biện pháp bảo vệ hiệu quả, răn đe và xử nghiêm minh những hành vi bạo lực học đường.

Nếu bố mẹ chứng kiến cảnh con mình bị bạn dọa dẫm thì xuất hiện ngay để chúng biết mình là bố mẹ của trẻ. Không nên tìm cách dằn mặt gây bạo lực, cũng không nên chấp nhận im lặng vì sợ bị trả thù hoặc không nên thờ ơ bỏ qua chuyện con bị dọa nạt và cho rằng đó là chuyện nhỏ do xích mích trẻ con. Để phòng ngừa con bị đánh, bố mẹ nên trang bị cho con một số kỹ năng cần thiết như nên kêu cứu khi bị đánh, không khiêu khích, không đánh lại bạn, tìm cách thoát thân, nhờ giáo viên, bố mẹ trợ giúp để không bị đánh đập.

Ông Nguyễn Trọng An nhấn mạnh, với cả những bạn học sinh là nạn nhân hay cả bạn gây ra bạo lực học đường thì người lớn (thầy cô giáo, cha mẹ trẻ) phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Tiếp đó, người lớn cần phải giúp trẻ hiểu được sai lầm của mình, tự giác nhận lỗi và nhận hình phạt phù hợp.

Đằng sau những chấn thương vì bạo lực có rất nhiều sai lầm của người lớn. Một vụ việc học sinh tự tử ở Yên Bái năm ngoái, hành động nhóm thanh niên, trong đó có phụ huynh một học sinh khác xúm vào đánh và bắt cháu bé kia phải quỳ gối xin lỗi trước nơi đông người rồi đăng lên mạng đã vi phạm quyền bảo vệ trẻ em ở Việt Nam. Cách cư xử của phụ huynh đó là không thể chấp nhận được. Cần giáo dục luật trẻ em nhiều hơn cho cả trẻ em và người lớn để không còn tình trạng mọi người đứng nhìn một đứa trẻ bị làm nhục mà không lên tiếng.

TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội

Xã hội đầy rẫy bạo lực nhưng nó lại không được nhìn nhận một cách rõ ràng bởi chính những người lớn chúng ta thì sao có thể đòi hỏi trẻ có cách nhìn chuẩn, cư xử đúng khi gặp những mâu thuẫn trong xã hội. Nhiều phụ huynh bênh con, đánh chửi nhau ngay trước mặt các con sẽ để lại hậu quả nặng nề. Có thể ngay sau đó, các em cũng sẽ học bố mẹ dùng “luật rừng”.

Người lớn đánh nhau thì bao biện là “gạt tay trúng má”; vi phạm pháp luật thì tìm cách chứng minh tội phạm bị… tâm thần. Tất cả những điều đó trẻ con biết hết. Chúng hoàn toàn biết đánh giá và tỏ thái độ coi thường sự dối trá của chính người lớn. Từ thái độ này, chúng định vị tư duy của mình rằng: người lớn còn dùng bạo lực để giải quyết tất cả tại sao trẻ con lại không được? Và bài học chúng rút ra là: Lần sau có đánh người thì phải khéo giấu, khéo che để được an toàn. Khi nào người lớn đánh nhau vẫn còn đối xử thô bạo với nhau, đánh nhau, chửi bới nhau… thì trẻ em sẽ vẫn còn bạo lực học đường”.

Thạc sĩ, bác sĩ Phạm Vũ Thiên - PGĐ Trung tâm Sáng kiến sức khỏe dân số

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.