Công viên, vườn hoa sẽ thành của riêng?

(Ngày Nay) - Hà Nội vừa thành lập Ban chỉ đạo để cổ phần hóa, sắp xếp lại các đơn vị, doanh nghiệp công ích, trong đó có các công ty đang quản lý công viên, vườn hoa lớn của thành phố.

“Sau khi thành phố có lệnh dừng việc cắt cỏ, tỉa cây tôi là một trong hàng chục công nhân được công ty chuyển đổi công việc cho sang bộ phận phục vụ kinh doanh dịch vụ ở Công viên Thống Nhất. Mới làm được mấy tháng nay lại có thông tin sắp tới công ty sẽ cổ phần nên nhiều người lao động cũng tâm tư buồn vui lẫn lộn.

Người thì bảo sắp tới nhà đầu tư vào, Công viên Thống Nhất sẽ phát triển mạnh, người thì nói họ vào kinh doanh thì nhiều người cũ của công ty sẽ mất việc”, chị H., công nhân Công ty TNHH một thành viên Công viên Thống Nhất, tâm sự. 

Theo quyết định vừa được UBND thành phố Hà Nội ban hành, Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Công viên Thống Nhất. Theo đó, Ban Chỉ đạo gồm 13 thành viên, do Giám đốc Sở Tài chính - Phó trưởng ban Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố làm Trưởng ban. Ban này sẽ tự giải thể khi hoàn thành công tác cổ phần hóa.

Năm 2017, ngoài Công ty TNHH một thành viên Công viên Thống Nhất, các công ty, đơn vị quản lý khác trong lĩnh vực công viên, vườn hoa cây xanh như Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội (đơn vị quản lý kinh doanh công viên vườn thú Thủ lệ, công viên Hòa Bình) hay đơn vị quản lý công viên Tuổi trẻ… cũng sẽ được cổ phần hóa theo lộ trình.

Với hơn 300 người, Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất đang được thành phố giao quản lý Công viên Thống Nhất, hồ Ba Mẫu và duy trì chăm sóc một số thảm cỏ, vườn hoa theo cơ chế đặt hàng hàng năm của thành phố. Nhưng có lẽ giá trị, lợi thế lớn nhất mà đơn vị này có khi cổ phần hóa là mảnh đất “vàng” Công viên Thống Nhất.

Với diện tích trên 50 ha, nằm giữa khu trung tâm nội đô, Công viên Thống Nhất là một trong những nơi lưu giữ dấu ấn lịch sử một thời của Thủ đô Hà Nội. Từ lâu nó được ví như “lá phổi xanh” lớn nhất giữa lòng Thủ đô. Hàng ngày, nơi đây trở thành địa điểm đến không chỉ của người dân Hà Nội mà còn của cả du khách trong và ngoài nước.

Đồng thời cũng là một địa điểm lý tưởng tổ chức các sự kiện, hoạt động ngoài trời thu hút đông đảo người dân tham gia.

“Chúng tôi là những người lao động chỉ mong khi cổ phần hóa, thành phố chọn được các nhà đầu tư chiến lược lớn. Tuy nhiên, để có nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư lớn thì cần phải có cơ chế cho họ.

Công viên Thống Nhất có vàng hay kim cương đi nữa thì vấn đề mấu chốt cơ chế cho nhà đầu tư được sử dụng, kinh doanh như thế nào ở đây? Nếu mà đất ở Công viên Thống Nhất vẫn phục vụ mục đích công cộng thì chẳng nhà đầu tư nào dám nhảy vào, nhưng nếu kinh doanh dịch vụ cả thì cũng công viên Thống Nhất sẽ khác đi so với mục đích lâu nay của nó”, vị cán bộ công ty này cho biết.

Lo ngại nhà hàng, cao ốc trong công viên

Việc sử dụng và quản lý hoạt động của Công viên Thống Nhất lâu nay luôn được dư luận quan tâm. Năm 2007, trước việc dư luận phản đối Công viên Thống Nhất sẽ được nhà đầu tư biến thành Disneyland giữa lòng Thủ đô, Hà Nội đã khẳng định công viên sẽ được cải tạo trở thành tụ điểm văn hóa, nghỉ ngơi; bảo tồn vườn hoa, cây xanh, đảo hồ. Thành phố không có ý định xây dựng “lá phổi xanh” này trở thành Disneyland.

Vào thời điểm đấy, hai nhà đầu tư muốn tham gia vào chủ trương xã hội hoá cải tạo Công viên Thống Nhất với lý do là Công viên Thống Nhất trong tình trạng xuống cấp, tệ nạn xã hội khá phổ biến, cần được đầu tư cải tạo nâng cấp. Trong khi nguồn đầu tư từ ngân sách còn khó khăn, thành phố có chủ trương xã hội hóa, huy động nguồn lực từ các nhà đầu tư.

Cùng với đó, một bản quy hoạch chi tiết 1/500 phân chia Công viên Thống Nhất thành 3 khu vực: vùng động, vùng đệm và vùng tĩnh cũng đã được lập để trình thành phố.

Trong đó, vùng động được bố trí tại phía Bắc của công viên có diện tích khoảng 129.000 m2, bao gồm các chức năng phục vụ các hoạt động mang tính sôi động trong công viên như vui chơi giải trí, thể thao và rèn luyện thân thể. Khu vực này có không gian lớn phục vụ tổ chức lễ hội, mít tinh. Dưới lòng đất sẽ bố trí khu đỗ xe ngầm và khu vui chơi giải trí…

Trao đổi với PV, đại diện Ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội cho biết trong các kỳ họp lần trước, HĐND thành phố đã nói rõ việc cải tạo, đầu tư xây dựng các công viên theo hướng công viên mở, trở thành không gian công cộng cho mọi người nghỉ ngơi, thư giãn, luyện tập, không phải là nơi để thu tiền.

“Việc cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp công ích, trong đó có lĩnh vực công viên, cây xanh của Hà Nội là việc rất cần thiết. Ngoài tăng hiệu quả hoạt động, quản lý của các đơn vị này thì thành phố tận dụng được nguồn lực của các nhà đầu tư để đầu tư cho các công viên”, vị cán bộ phân tích. 

Tuy nhiên, theo vị này, cũng như chủ trương xã hội hóa đầu tư, chủ đầu tư thường đặt vấn đề bù đắp bằng những công trình thương mại. Chẳng hạn, Công viên Thống Nhất trước đây có ba nhà đầu tư xin đăng ký, nhưng họ tính phương án bù đắp chi phí bằng cách xây dựng các tầng hầm ở dưới, trong đó chủ yếu kinh doanh dịch vụ.

Nếu phê duyệt như thế sẽ phá vỡ quy hoạch, công viên sẽ không còn là nơi vui chơi, giải trí cho người dân. Nên việc này khi cổ phần hóa kêu gọi nhà đầu tư vào thì thành phố cũng phải cân nhắc kỹ, cần có cơ chế chính sách sử dụng đất đúng mục đích.

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Công viên Thống Nhất là “lá phổi xanh” của Thủ đô nên khi cổ phần hoá mời gọi nhà đầu tư vào thì Hà Nội cũng phải xác định rõ mục đích xây công viên để cải tạo môi trường, phục vụ người dân chứ đừng xây công viên để lấy danh tiếng hay để kinh doanh lấy tiền.

“Điều mà dư luận lo lắng là nhà đầu tư nhảy vào họ sẽ biến công viên thành các khu nhà hàng, khu giải trí hay cao ốc kinh doanh thu tiền. Chúng ta đừng đánh đổi một chút lợi ích kinh tế trước mắt mà mất đi tính chất vốn có của công viên”, ông Tùng nói. 

Ông Tùng cho rằng thường các công viên giải trí trên thế giới đều được quy hoạch ngoài phạm vi trung tâm của thành phố, với hệ thống giao thông tách biệt. Còn với thực trạng cơ sở hạ tầng của Thủ đô hiện nay, nên cân nhắc phát triển các công trình dịch vụ lớn ở khu trung tâm, nơi mà tắc nghẽn giao thông như cơm bữa.

Theo Tiền Phong
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.