Cục trưởng Kinh tế Quốc phòng: 'Không có ưu tiên nào cho doanh nghiệp quân đội'

(Ngày Nay) - Các doanh nghiệp quân đội đều bị thanh tra, kiểm toán về tình hình sản xuất, tài chính như doanh nghiệp khác, không có bất cứ ưu tiên nào.
 Thiếu tướng Võ Hồng Thắng, Cục trưởng Kinh tế, Bộ Quốc phòng. Ảnh: Nguyễn Thành
Thiếu tướng Võ Hồng Thắng, Cục trưởng Kinh tế, Bộ Quốc phòng. Ảnh: Nguyễn Thành

Trưa 13/7, trao đổi với báo chí tại cuộc họp giới thiệu về kết quả hoạt động quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội 6 tháng đầu năm, Thiếu tướng Võ Hồng Thắng - Cục trưởng Kinh tế (Bộ Quốc phòng) cho biết từ trước đến nay, qua nhiều lần sắp xếp còn lại 88 doanh nghiệp quân đội, thời gian tới sẽ rà soát lại để sắp xếp. Tiêu chí sắp xếp theo quy định nhà nước.

Theo ông Thắng, quan điểm của Quân ủy Trung ương là rất rõ, doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước được giữ lại là những doanh nghiệp quân sự quốc phòng, xây dựng kinh tế gắn chặt với quốc phòng. Còn đối với những doanh nghiệp thương mại, xây dựng, dịch vụ hoặc ít có nhiệm vụ quốc phòng thì sẽ thoái vốn.

Theo đề án Bộ Quốc phòng trình Chính phủ, năm 2016 còn 88 doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước, đến năm 2020 sẽ còn lại 17 doanh nghiệp. Đây là doanh nghiệp có nhiệm vụ quân sự, quốc phòng kết hợp với lao động sản xuất. Trong đề án còn có 12 doanh nghiệp cổ phần nhưng nhà nước sẽ giữ hơn 50% vốn. Số doanh nghiệp này vừa sản xuất, kinh doanh nhưng khi có yêu cầu phải phục vụ nhiệm vụ quốc phòng hay chịu sự điều động khi xảy ra chiến tranh.

Trả lời câu hỏi liệu các doanh nghiệp quân đội thì được ưu ái hơn, tướng Thắng cho rằng không có bất cứ ưu tiên nào. Cụ thể, trước đây một số doanh nghiệp quân đội được cấp biển số đỏ nhưng hiện sẽ không có ưu tiên này nữa.

"Vừa rồi Bộ Quốc phòng thu hồi 1.000 biển số đỏ xe quân đội. Hiện doanh nghiệp quân đội 100% vốn nhà nước chỉ có 2 xe dành cho lãnh đạo. Các xe còn lại sẽ chuyển sang biển trắng. Các doanh nghiệp quân đội đều bị tính đủ chi phí, hạch toán, cạnh tranh như doanh nghiệp khác", ông Thắng nói.

Theo tướng Thắng, hàng năm, các doanh nghiệp quân đội đều bị thanh tra, kiểm toán về tình hình sản xuất, tài chính như doanh nghiệp khác, không hề có vùng cấm nào trong việc này. Có chăng lợi thế của doanh nghiệp quân đội là sản phẩm ra thị trường được người dân tin tưởng hơn so với các sản phẩm của doanh nghiệp khác.

Liên quan đến việc một số doanh nghiệp, cũng như đơn vị của quân đội cho doanh nghiệp khác thuê đất để kinh doanh, Cục trưởng Võ Hồng Thắng khẳng định tất cả việc sử dụng đất quốc phòng sai mục đích đều được kiểm tra, xử lý và thu hồi.

"Vừa qua, một số nơi đã làm không đúng, Quân ủy trung ương đã có kết luận, Bộ cũng có kế hoạch xử lý, tất cả đất sử dụng không đúng quy định sẽ thu hồi, cán bộ làm sai sẽ bị xử lý trách nhiệm, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ xử lý trách nhiệm hình sự", ông Thắng khẳng định.

Trả lời câu hỏi vì sao quân đội nhiều nước không làm kinh tế, đơn cử như Trung Quốc trước đây quân đội họ làm kinh tế nhưng sau đó đã dừng, trung tướng Võ Hồng Thắng nói rằng quân đội Việt Nam có nhiệm vụ sản xuất kinh tế, xuất phát từ bản chất truyền thống của quân đội, xuất phát từ lịch sử.

"Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời khi chưa có chính quyền, phải tự lực tự cường, sản xuất hết. Đến khi có chính quyền rồi, kể cả trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ thì nước ta còn nghèo, lực lượng quân đội thì đông nên tiếp tục phải phát huy truyền thống tự lực tự cường, phát triển lực lượng, tăng gia sản xuất để đóng góp cho dân, cho đất nước", ông Thắng phân tích.

Theo ông Thắng, ngày nay để xây dựng đất nước quân đội phải song hành 2 nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Xây dựng để tăng tiềm lực bảo vệ tổ quốc, bảo vệ tổ quốc để góp phần xây dựng kinh tế mạnh hơn. Để thực hiện 2 nhiệm vụ này thì việc kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng, quốc phòng và kinh tế là đương nhiên. Điều này đã được ghi trong Hiến pháp 2013.

"Quân đội các nước khác không làm kinh tế cũng là tùy theo lịch sử, hoàn cảnh của họ. Ví dụ, với Trung Quốc, chiến lược của họ là phát triển kinh tế, bảo vệ tổ quốc. Họ không đặt nặng vấn đề bảo vệ tổ quốc vì thời nay chẳng ai nghĩ rằng Trung Quốc bị xâm lược. Chiến lược của ta thì khác, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ", ông Thắng nói.

Cũng theo Cục trưởng Kinh tế, quân đội các nước cũng làm kinh tế nhưng họ làm dạng khác, như đầu tư các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, trung tâm nghiên cứu. Như NASA của Mỹ chẳng hạn, họ đầu tư nghiên cứu công nghệ rất tiên tiến, sau khi đã hoàn chỉnh sản phẩm cho quốc phòng rồi thì đưa công nghệ ấy ra cho dân sự, tăng nguồn thu, lấy tiền cho việc đầu tư khác.

"Công nghiệp sản xuất quốc phòng của ta còn yếu, chưa thể phát triển được. Cái gì tiên tiến thì đi mua là chính, nhưng đi mua không làm chủ được. Bây giờ đã đến lúc phải sản xuất công nghệ, vì vậy phải kết hợp kinh tế với quốc phòng.

Theo Vnexpress
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.