Điểm chuẩn cao kỷ lục: Ngành giáo dục bất đồng quan điểm

(Ngày Nay) - Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng-Vụ trưởng vụ giáo dục đại học, chỉ một số trường có ngành nghề đặc thù mới có điểm chuẩn tăng đột biến, còn lại khá nhiều ngành điểm trúng tuyển bằng với “điểm sàn” theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Điểm chuẩn cao kỷ lục: Ngành giáo dục bất đồng quan điểm

Lý giải về vấn đề điểm chuẩn đại học năm nay ở một số ngành cao kỷ lục, trong khối trường công an và quân đội có ngành điểm chuẩn là 30.5, bà Nguyễn Thị Kim Phụng- Vụ trưởng vụ giáo dục đại học trao cho biết: 

Điểm chuẩn cao kỷ lục: Ngành giáo dục bất đồng quan điểm ảnh 1Bà Nguyễn Thị Kim Phụng-Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học.

"Theo thống kê chưa đầy đủ thì phần lớn điểm trúng tuyển của các ngành đào tạo của các trường ĐH năm nay đều nằm trong khoảng từ 18-26 điểm. Chỉ một số ngành thuộc các trường thuộc khối công an, quân đội và ngành y đa khoa của một số trường ĐH danh tiếng có điểm trúng tuyển từ 29 điểm trở lên. Khá nhiều ngành điểm trúng tuyển bằng với “điểm sàn” theo qui định của Bộ GD-ĐT.

Tuy nhiên, đề thi năm nay có tính phân loại cao nên bên cạnh các mức điểm thấp, điểm trung bình thì có nhiều thí sinh đạt điểm cao hơn các năm trước. Các trường có điểm trúng tuyển cao hơn các năm trước là trường “top trên” tuyển các thí sinh này. Nguyên nhân cơ bản là do phương thức xét tuyển ĐH năm nay đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh được lựa chọn ngành học mà các em yêu thích chứ không phải lựa chọn một vài trường để có thể đỗ ĐH.

Đặc biệt, các trường khối công an, quân đội thu hút nhiều thí sinh điểm cao trong các năm trước (cả trình độ ĐH và CĐ) thì năm nay giảm rất nhiều chỉ tiêu nên điểm trúng tuyển của hầu hết các trường thuộc khối này đều tăng cao hơn năm trước. Do đó, các thí sinh điểm cao các năm trước vào các trường này thì nay lại dồn vào một số trường “top đầu” khác.

Ngoài ra, khá nhiều trường/ngành có phân biệt điểm môn chính nhân hệ số, xét tuyển theo thang điểm 40 nên nhìn vào hình thức, tạo ra cảm giác điểm trúng tuyển rất cao nhưng đó không phải là điểm thực của tổ hợp ba môn thi do có một môn được tính điểm hai lần trong điểm tổ hợp xét tuyển"- bà Phụng chia sẻ với Vietnamnet

Về vấn đề điểm cộng ưu tiên được nhiều thí sinh cho rằng "gây bất công" bởi nhiều thí sinh không thuộc diện được ưu tiên có số điểm thực cao nhưng vẫn trượt các trường yêu thích, như trường hợp 1 thí sinh ở Thạch thất - Hà Nội đạt 29,25 điểm vẫn trượt ngành Y đa khoa - ĐH Y Hà Nội, bà Phụng cho rằng:

"Quan niệm về bất công hay công bằng cần được đánh giá tổng thể. Công bằng phải xét trên điều kiện thực hiện quy định và hướng tới kết quả bình đẳng thực chất. Nếu áp dụng nguyên tắc xét tuyển như nhau cho các thí sinh có điều kiện khác nhau thì đó không phải là biểu hiện của sự công bằng. Nếu áp dụng quy định như nhau dẫn đến kết quả chênh lệch trong quá trình thực hiện cũng không phải là biểu hiện của sự công bằng.

Khi còn có sự chênh lệch về điều kiện học tập giữa các thành phố, vùng nông thôn và đặc biệt là miền núi… và giữa các đối tượng thì chính sách ưu tiên còn cần thiết để đảm bảo công bằng xã hội, xét trên diện rộng. Chỉ khi nào có trải nghiệm cuộc sống ở những vùng khó khăn thì chúng ta mới cảm nhận được sự cần thiết của chính sách này.

Tất nhiên, chính sách ưu tiên cũng không phải là bất di bất dịch, cũng cần thay đổi theo thời gian, khi các điều kiện chênh lệch đã được thay đổi.".

Cũng về vấn đề này, trao đổi với báo Dân trí, thầy giáo Trần Mạnh Tùng, trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội cho rằng, đây là năm có điểm chuẩn cao nhất từ xưa đến nay.

Bên cạnh đó, điểm chuẩn cao quá làm cho việc tuyển sinh của các ĐH gặp khó khăn, phải dùng thêm nhiều tiêu chí phụ, khó đảm bảo công bằng.

"Chính vì điểm chuẩn cao làm cho điểm ưu tiên càng trở nên không hợp lý, đặc biệt là khó tuyển được thí sinh KV3. VD: thí sinh KV3 được 30 điểm vẫn thua thí sinh khu vực khác được 29 + 1.5. Nếu là tôi thì tôi sẽ chọn thí sinh 30 điểm" - thầy Tùng nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo GS Nguyễn Hữu Tú - Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội - cho biết: Điểm chuẩn của ngành Y đa khoa lên tới mức 29,25, cao nhất từ trước tới nay. Điều này do cách thức thay đổi trong thi cử, không phải do năng lực của học sinh giỏi vượt bậc sau một năm.

Điểm chuẩn cao kỷ lục: Ngành giáo dục bất đồng quan điểm ảnh 2 GS Nguyễn Hữu Tú - Phó Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội 

“Trong thi cử, việc chênh lệch điểm ít hay nhiều dẫn đến đỗ hay trượt là chuyện đương nhiên, các em phải chấp nhận. Các em không đỗ ngành này có thể chuyển sang ngành khác, không đỗ trường này chuyển sang trường khác. Tôi chỉ tiếc là nhiều thí sinh đạt điểm cao không đăng ký vào ĐH Y Hà Nội", ông Tú chia sẻ với Zingnews về trường hợp có thí sinh trượt ngành Y Đa khoa do không được cộng điểm ưu tiên.

Tổng hợp

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.