Giám đốc Sở GTVT TP.HCM ra đường chống kẹt xe

(Ngày Nay) - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM Bùi Xuân Cường sẽ trực tiếp dẫn đầu một tổ công tác đặc biệt để “giải cứu” tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông trong dịp Tết.
Giao thông ở khu vực Thảo Điền (quận 2, TP HCM) thường xuyên xảy ra ùn tắc.
Giao thông ở khu vực Thảo Điền (quận 2, TP HCM) thường xuyên xảy ra ùn tắc.

Trực tiếp trả lời phỏng vấn, ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM, đã đưa ra những phương án chống ùn tắc giao thông trong dịp Tết và cả những kế sách lâu dài.

Giảm ùn tắc ở những điểm nóng

- Thưa ông, ùn tắc giao thông tại TP.HCM ngày càng nghiêm trọng, Sở GTVT đã nắm rõ được thực tế này?

- Tình hình giao thông trên địa bàn TP.HCM diễn biến ngày càng phức tạp, nguy cơ và phạm vi ùn tắc có chiều hướng gia tăng.

Cụ thể, hiện trên địa bàn TP có 37 điểm thường xuyên xảy ra nguy cơ ùn tắc. Trong đó tập trung vào các khu vực như: sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái (quận 2), cảng Trường Thọ (quận Thủ Đức), các cửa ngõ phía Bắc (đường Âu Cơ, Trường Chinh) và cửa ngõ phía Nam (đường Nguyễn Văn Linh, hướng từ quận 7 về trung tâm TP). Ngoài ra, một số tuyến đường ở trung tâm TP thời gian gần đây cũng xảy ra ùn tắc giao thông.

Về nguyên nhân, chúng ta đều thấy dân số và phương tiện ở TP liên tục tăng trong khi hạ tầng giao thông phát triển chưa tương xứng; ý thức của người dân và công tác quản lý, quy hoạch các trung tâm đô thị, cao ốc chưa thật sự tốt.

- Nếu đã rõ nguyên nhân thì những giải pháp cụ thể, cấp bách nhằm giải quyết thực trạng trên là gì, đặc biệt là trong dịp trước và sau Tết nguyên đán?

- Hiện Sở GTVT đã nhận diện và có phân tích cụ thể từng điểm ùn tắc. Theo đó, tăng cường hệ thống thông tin để hỗ trợ phân làn, chuyển hướng, sơn đường để tăng nhận diện báo hiệu; tăng cường hệ thống camera ở các cửa ngõ, kết nối với đường hầm sông Sài Gòn; kết nối dữ liệu giám sát hành trình của tất cả các phương tiện để thông tin cho người dân lựa chọn lộ trình hợp lý.

Sở GTVT đã thành lập 2 tổ công tác đặc biệt để “giải cứu” ùn tắc giao thông tại khu vực cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó, một tổ do đích thân Giám đốc Sở GTVT Bùi Xuân Cường làm tổ trưởng; tổ còn lại do tôi làm tổ trưởng. Thành viên trong tổ gồm CSGT, TTGT và lực lượng chức năng địa phương. Tất cả các lực lượng này sẽ kết hợp túc trực 24/24 giờ để giải quyết ùn tắc ở 2 điểm nóng trên.

Tại khu vực cảng Cát Lái, sở đã kiến nghị Bộ GTVT cho phép bổ sung biển báo phụ cấm xe tải từ 1,5 tấn trở xuống lưu thông vào giờ cao điểm theo đường vành đai vào TP; cho xe máy đi vào đường dẫn từ đường Mai Chí Thọ đến đường Vành đai 2 để giảm ùn tắc trên nút An Phú và tai nạn trên đường Nguyễn Duy Trinh, khu vực cầu Giồng Ông Tố. Ngoài ra, sẽ thu gom 62 trong tổng số 114 rào chắn nhằm mở rộng mặt đường để người dân lưu thông.

- Khu vực sân bay Tân Sơn Nhất dự báo sẽ rất căng thẳng khi bước vào mùa cao điểm phục vụ Tết, Sở GTVT có những phương án gì để ứng phó?

- Chúng tôi cho tăng cường tuần tra, kiểm soát để xử lý nghiêm các trường hợp dừng, đỗ xe trái phép, nhất là taxi. Bộ GTVT đã chỉ đạo dẹp bãi giữ xe trên đường Trường Sơn để hạn chế các phương tiện ra vào, quay đầu xe gây mất tật tự an toàn giao thông.

Ở nút giao thông Phan Thúc Duyện - Thăng Long - Trần Quốc Hoàn đã được tháo dải phân cách để xe đi vào đường Thăng Long, nhằm giảm áp lực cho vòng xoay Lăng Cha Cả.

Tiếp tục cải tạo dải phân cách từ đường Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn để tăng diện tích mặt đường cho các phương tiện lưu thông. Một điểm quan trọng khác là tăng cường xe buýt từ trung tâm TP đến sân bay Tân Sơn Nhất và đang nghiên cứu giành một làn đường riêng cho tuyến xe buýt này.

Xây dựng trung tâm điều hành giao thông

- Nhiều chuyên gia về giao thông cho rằng phân luồng giao thông, bố trí dải phân cách chưa hợp lý cũng là nguyên nhân khiến các điểm nghẽn thêm nghiêm trọng, ông nghĩ thế nào?

- Việc phân luồng giao thông như hiện nay dựa trên cơ sở theo dõi hành vi giao thông và tình trạng hạ tầng hiện có. Chúng tôi luôn lắng nghe người dân và các nhà khoa học hiến kế để điều chỉnh cho hợp lý.

Hiện tại, chúng ta đang quản lý và điều hành giao thông còn nặng về thủ công; thiếu mô hình giao thông dự báo và điều hành. Bởi vậy, UBND TP.HCM chỉ đạo tập trung xây dựng ngay một trung tâm điều hành giao thông để tất cả các nút giao thông phải liên thông với nhau. Từ đó điều hành trên cơ sở lưu lượng phương tiện thông qua tính toán dự báo, nhằm đưa ra những kịch bản để tối ưu hóa hết các mạng lưới giao thông, khi đó mới khẳng định là hợp lý.

- Thực tế cho thấy khó có thể trông chờ vào sự tự giác của người tham gia giao thông để cải thiện tình hình mà cần phải có người điều tiết?

- Đúng là ý thức của người tham gia giao thông là tối quan trọng nhưng do ý thức chưa cao nên rất cần sự có mặt của lực lượng làm nhiệm vụ trên đường để điều tiết, kiểm tra, xử lý, nhắc nhở các hành vi sai phạm.

Trước và sau Tết, sở sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tăng điều tiết giao thông, tuần tra 24/24 giờ để xử lý các trường hợp dừng đỗ trái phép, lấn chiếm lòng lề đường. Đối với các điểm nóng về kẹt xe, sẽ có lực lượng CSGT trúc trực 24/24. Trách nhiệm thì đã rõ vì nó căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị.

- Sở GTVT đã có biện pháp gì để giải quyết tình trạng xe dù, bến cóc, taxi lưu thông tùy tiện, thưa ông?

- Tình trạng vi phạm trên diễn ra ngày càng nhiều và đã góp phần gây rối giao thông ở TP. Từ nay đến Tết, chúng tôi sẽ bố trí lực lượng để xử lý nghiêm, nhất là khu vực cửa ngõ và các tuyến đường trung tâm TP.

37 điểm có nguy cơ ùn tắc cao

Quận 1: Các tuyến đường Tôn Đức Thắng - Nguyễn Hữu Cảnh - Nguyễn Bỉnh Khiêm; Nguyễn Văn Cừ - Trần Hưng Đạo; Lý Tự Trọng - Lê Thánh Tôn. Quận 2: Nút giao thông An Phú, đường Nguyễn Thị Định, nút giao Mỹ Thủy, xa lộ Hà Nội - Thảo Điền - Quốc Hương.

Quận 3: Ngã sáu quảng trường Dân Chủ. Quận 4: Đường Nguyễn Tất Thành.

Quận 7: Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Linh, Huỳnh Tấn Phát - Lưu Trọng Lư.

Quận 9: Ngã tư Tây Hòa, Lê Văn Việt - Đình Phong Phú, Lã Xuân Oai.

Quận 10: Sư Vạn Hạnh - Thành Thái - 3 Tháng 2.

Quận 12: Ngã tư An Sương, giao lộ Tô Ngọc Vân - TX25.

Quận Tân Bình, Tân Phú: Đường Trường Chinh (đoạn từ Âu Cơ đến Tân Kỳ - Tân Quý), vòng xoay Lăng Cha Cả, Cộng Hòa - Hoàng Hoa Thám, Phan Thúc Duyện - Trần Quốc Hoàn.

Quận Gò Vấp: Vòng xoay Phạm Văn Đồng - Nguyễn Thái Sơn - Bạch Đằng - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Kiệm, ngã sáu Gò Vấp, Phan Văn Trị, Phạm Văn Đồng, Lê Quang Định - Phạm Văn Đồng, giao lộ Nguyễn Oanh - Phan Văn Trị, Quang Trung - Lê Văn Thọ. Quận Bình Thạnh: Đinh Bộ Lĩnh - Bạch Đằng, Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Quận Phú Nhuận: Đường Hoàng Minh Giám.

Huyện Bình Chánh: Quốc lộ 50, Vĩnh Lộc - Nguyễn Thị Tú - Quách Điêu, Quốc lộ 50 - Nguyễn Văn Linh.

Huyện Hóc Môn: Đường Quang Trung (đoạn qua chợ Hóc Môn).

Quận Thủ Đức: Ngã tư Thủ Đức. Quận Bình Tân: Ngã tư Bốn Xã.

Theo Người Lao Động

Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.