Giáo dục năng lực

Trong những ngày này, toàn xã hội đang nóng lên những câu chuyện, những hi vọng về nền giáo dục nước nhà cơ hội chuyển biến đến từ tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ
Giáo dục năng lực
Giáo dục năng lực ảnh 1

Từ “lỗi hệ thống” này dẫn đến một lỗi hệ thống khác đó là: người học tốt nghiệp sau khi ra trường không đáp ứng được các yêu cầu công việc. Kết quả là họ thất nghiệp bị đào thải hoặc kéo dài sự trì trệ ở các cơ sở việc làm công lập vốn là thành trì của cơ chế bao cấp và quan liêu.

Những ý kiến của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, những chia sẻ, tâm thư gửi đến Bộ trưởng, những đề xuất cải tổ, đổi mới nền giáo dục đã cho thấy mối quan tâm sâu sát của cộng đồng đến tình hình giáo dục. Với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục ông Phùng Xuân Nhạ có lẽ đã hiểu được gánh nặng mà ông phải đương đầu. Nhưng cũng vì thế, khi ông tiếp quản vị trí “tư lệnh ngành”, người ta đã giành cho ông những tin tưởng và hi vọng.

Nhân những niềm hi vọng của cộng đồng trước tương lai giáo dục Việt Nam, một vài suy nghĩ dưới đây, có thể là một ý kiến nho nhỏ góp chung vào những mong mỏi về một nền giáo dục ưu việt hơn.

Tôi thường xuyên đặt ra hai câu hỏi đối với học trò hay con em của mình: Em thích điều gì nhất? và Em có năng lực, sở trường nhất về cái gì? Điều đáng ngạc nhiên nhất là rất nhiều em trong số những học sinh, sinh viên và người trẻ tuổi mà tôi biết, khi được hỏi câu này họ đã không thể trả lời được. Có thể có nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, trong số đó, tôi cho rằng việc học sinh, sinh viên, kể cả những người trẻ đã tốt nghiệp cao đẳng đại học, các trường chuyên nghiệp không hiểu rõ bản thân mình là nguyên nhân gốc rễ nhất. Không hiểu mình – hay như cách nói phổ thông hiện nay là không biết mình, chính là căn nguyên của việc có những suy nghĩ, lựa chọn, hành động không phù hợp với bản thân.

Gần đây trên mạng xã hội rộ lên chuyện một cử nhân Đại học Bách Khoa đã tuyên bố, nếu đủ 99like thì anh ta sẽ đốt bằng đại học. Lý do anh ta đưa ra là: Tại sao anh ta thích kinh doanh lại phải thi và học ngành kỹ thuật ? Và hiện nay, anh ta đang làm kinh danh, vậy thì: Tại sao khi học ngành kỹ thuật mà ra trường lại đi làm kinh doanh?...

Con số trên 3000 lượt like cùng nhiều bình luận ủng hộ hành động của bạn trẻ trên đã cho thấy sự mâu thuẫn giữa mục tiêu giáo dục nghề nghiệp với việc phát huy năng lực, sở trường của người học. Chung quy, đó cũng chính là mấu chốt dẫn đến tình trạng sinh viên học ngành mà mình không thích, không có năng lực, ra trường không làm được việc, thất nghiệp, và từng ngày trở thành gánh nặng cho xã hội.

Giáo dục năng lực ảnh 2

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tâm (Viện Văn học, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

Ở cấp bậc học thấp hơn như Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, học sinh gần như không có cơ hội để tiếp cận với những vấn đề mà mình yêu thích học có thể phát huy khả năng của các em. Nhìn vào chương trình học, sách giáo khoa, cơ chế thi cử, đánh giá trong giáo dục… có thể nhận thấy, học sinh đang trở thành cái máy, thành công cụ để thực hiện các mô hình giáo dục từ trên xuống.

Tôi có một vài người bạn ở Mỹ, họ cho biết với trẻ em tiểu học, một tuần học của con được bắt đầu với việc trẻ viết ra những từ ngữ mà chúng quan tâm. Có thể là “Mầu sắc”, “Âm nhạc”, “Sinh vật”… Và như thế, trong tuần, sẽ có các chủ đề theo từng nhóm nhằm đáp ứng sở thích và phát huy khả năng của người học làm trung tâm- nhưng qua đó ta thấy được vai trò rất lớn của người dạy- người tổ chức các hoạt động giáo dục tương thích.

Tôi nghĩ rằng , ngay việc yêu cầu trẻ em viết ra một vài từ mà chúng quan tâm đã trả lời được câu hỏi: Các em thích gì? – đã nêu lên ở trên. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục, câu hỏi thứ hai sẽ từng bước được giải đáp (Các em có năng lực, sở trường về cái gì?)

Không biết mình, hiểu mình, đánh giá đúng những thứ thuộc về mình như một dạng “vốn” để thích ứng với các tình huống lao động, việc làm của xã hội chính là điểm yếu của học sinh, sinh viên và những lao động trẻ đang kiếm việc làm trong xã hội hiện nay. Đó phải được xem là hệ lụy từ nền giáo dục từ trên xuống, một nền giáo dục chưa thực sự đặt người học vao trung tâm của toàn hệ thống. Từ “lỗi hệ thống” này dẫn đến một lỗi hệ thống khác đó là: người học tốt nghiệp sau khi ra trường không đáp ứng được các yêu cầu công việc. Kết quả là họ thất nghiệp bị đào thải hoặc kéo dài sự trì trệ ở các cơ sở việc làm công lập vốn là thành trì của cơ chế bao cấp và quan liêu.

Ông Phùng Xuân Nhạ trước khi trở thành Bộ trưởng Bộ giáo dục đang là Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nơi được cộng đồng kỳ vọng bởi những cải cách đánh giá năng lực học sinh vài năm gần đây. Bản chất của việc thi cử thông qua hình thức đánh giá năng lực chính là tập trung vào yếu tố người học, phát huy những tình huống nhất định, với cách xử lý tối ưu nhất. Sâu xa hơn, với việc lấy người học làm trung tâm, phát huy những khả năng, sở trường sở thích của người học, tổ chức đánh giá dựa trên năng lực thích ứng, xử lý tình huống cụ thể,…là những động thái rất quan trọng để từng bước xây dựng nền giáo dục từ dưới lên và qua đó tiến tới một nền dân chủ thực sự.

TS. Nguyễn Thanh Tâm

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).