Hàng chục giáo viên mượn bằng sống dưới tên người khác

Do không có bằng THPT, 48 giáo viên này đã mượn bằng. Từ đó tới nay, nhiều giấy tờ khác của họ cũng thay đổi theo tên trên tấm bằng đi mượn.
Hàng chục giáo viên mượn bằng sống dưới tên người khác

Thời gian vừa qua, dư luận ở Nho Quan râm ran chuyện 48 giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Nho Quan có nguy cơ mất việc. Điều khiến nhiều người quan tâm là những giáo viên này đã cống hiến, gắn bó với nghề trên dưới 30 năm, nếu họ phải từ bỏ công việc nuôi dạy trẻ sẽ không biết làm gì khác để mưu sinh.

Hàng chục giáo viên mượn bằng sống dưới tên người khác ảnh 1

Cô giáo Huê cùng các cháu nhỏ tại trường mầm non Sơn Lai. Ảnh: Minh Đức

Năm 1996, để nâng cao trình độ và tham gia tuyển dụng viên chức, 48 giáo viên trên đã mượn bằng tốt nghiệp THPT và làm lại các giấy tờ cá nhân theo tên trên tấm bằng tốt nghiệp THPT để đi học trung cấp, đại học… nhằm tiếp tục được làm giáo viên tại 18 trường mầm non của huyện.

Đơn cử, năm 1996, chị Hà Thị Huê, giáo viên trường mầm non xã Sơn Lai phải mượn bằng THPT của một người khác để học lấy bằng trung cấp theo yêu cầu của Phòng Giáo dục huyện Nho Quan. Kể từ đây, chị Huê phải đi làm lại giấy CMND, giấy đăng ký kết hôn, giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm, kể cả thẻ đảng viên cũng phải đổi theo cái tên mới trong tấm bằng THPT chị đã mượn. Ngoài chị Huê, 47 giáo viên khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, xung quanh vụ việc 48 giáo viên trên có nguy cơ mất việc, tại Ninh Bình hiện có 2 luồng dư luận trái chiều. Một số người cho rằng, những giáo viên này đã không trung thực trong việc khai báo thông tin cá nhân, cần phải xử lý theo quy định là cho nghỉ việc.

Luồng dư luận ngược lại cho rằng, các giáo viên trên đã gắn bó với nghề lâu năm, và thực tế cho thấy họ chỉ muốn được học tập nâng cao nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu dạy học chứ không dùng bằng cấp để chạy quyền, chạy chức. Ngoài ra, tại thời điểm năm 1996, yêu cầu đặt ra họ phải học thêm bằng trung cấp, nếu không đạt chuẩn, những giáo viên này phải nghỉ việc thì lấy ai nuôi dạy các cháu nhỏ, mong cơ quan chức năng cân nhắc…

Hàng chục năm bám trụ với nghề

Trao đổi với phóng viên, chị Hà Thị Huê cho biết, mấy chục năm trước, các hợp tác xã trên địa bàn huyện kêu gọi, tuyển dụng giáo viên để mở trường, mở lớp với mức trợ cấp 20.000 đồng cùng 20kg thóc/tháng. Vào thời điểm đó, có rất nhiều người tham gia, nhưng vì đồng lương quá thấp không bám trụ được nên nhiều người lần lượt bỏ nghề. Trong khi đó, rất nhiều giáo viên tâm huyết đã đi mượn nhà dân để mở lớp, đến từng gia đình vận động các cháu nhỏ trong độ tuổi mẫu giáo đến trường.

Tới năm 1996, các giáo viên trên được Phòng Giáo dục huyện Nho Quan cho đi học trung cấp chuyên ngành mầm non hệ chính quy. Học xong, họ trở về trường công tác. Đến năm 2000, Phòng Giáo dục huyện Nho Quan đã chính thức ký hợp đồng lao động dài hạn với số giáo viên trên và trả mức lương 100.000 đồng/người/tháng, trong đó các giáo viên được hưởng 48.000 đồng/người/tháng, còn lại 52.000 đồng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong số 48 giáo viên, nhiều người đã phấn đấu học đại học và được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng “Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục”; nhiều người có thành tích xuất sắc, nhiều năm liền là lao động tiên tiến cấp huyện, tỉnh.

Năm 2010, các giáo viên trên tiếp tục được Phòng Giáo dục huyện đưa vào Đề án 03 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc chuyển đổi các trường mầm non bán công sang công lập. Tuy nhiên, đến tháng 3/2013, Phòng Nội vụ huyện Nho Quan thông báo những giáo viên này không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để vào Đề án 03 và vẫn giữ mức trợ cấp 1.860.000 đồng/tháng.

Tiếp đó, ngày 28/6/2013, 48 giáo viên nhận được thông báo Đề án 04 của UBND tỉnh Ninh Bình quy định mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non năm 2013-2020, theo đó sẽ biên chế 100% giáo viên dạy hợp đồng dài hạn theo kế hoạch số 03. Trong danh sách này không có tên của họ.

Ra “tối hậu thư” hủy bỏ giấy tờ tùy thân

Hai năm ròng rã, 48 giáo viên trên đi gõ cửa các cơ quan chức năng từ huyện tới T.Ư. Trải qua nhiều cuộc họp, đến ngày 16/3/2015, UBND huyện Nho Quan mới có văn bản 138 phúc đáp, giao Phòng Tư pháp tham mưu cho UBND huyện thu hồi, huỷ bỏ những giấy tờ hộ tịch do UBND các xã cấp sai trước đây. UBND huyện Nho Quan cũng chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn những giáo viên này đăng ký lại giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch theo quy định.

Tới ngày 20/7/2015, UBND huyện Nho Quan tiếp tục có văn bản số 673 phúc đáp với nội dung: Trước thời điểm Đề án 03 ngày 5/7/2010 của UBND tỉnh Ninh Bình, 48 trường hợp ký hợp đồng với UBND các xã làm cô nuôi dạy trẻ đều chưa tốt nghiệp PTTH.

Ngoài ra, Công an tỉnh Ninh Bình thu giữ các loại giấy tờ của 48 giáo viên ngoài biên chế của huyện Nho Quan để xác minh làm rõ lý do không đủ điều kiện xét tuyển viên chức. Trong văn bản này, UBND huyện Nho Quan cũng chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát giấy CMND và các giấy tờ tuỳ thân khác, văn bằng tốt nghiệp của từng cá nhân để hướng dẫn thu hồi, hủy bỏ…

Tiếp đó, ngày 25/3/2016, UBND huyện Nho Quan ra “tối hậu thư” cho 48 giáo viên, rằng họ đã có hành vi gian lận trong đăng ký hộ tịch và sử dụng văn bằng không hợp pháp. Theo đó, các giáo viên phải trực tiếp đến Phòng Tư pháp huyện đăng ký lại giấy khai sinh và hoàn thiện các giấy tờ hộ tịch theo quy định tại văn bản 183 ngày 16/3/2015 của UBND huyện Nho Quan. Nếu các giáo viên không thực hiện việc trên trước ngày 30/5/2016, UBND huyện sẽ chỉ đạo cơ quan chủ quản chấm dứt hợp đồng lao động…

Theo Tiền Phong

Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
(Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.