Kỳ thi quốc gia 2016: Thủ tục đăng ký dự thi của thí sinh tự do

Địa điểm đăng ký dự thi, hồ sơ dự thi gồm những giấy tờ gì… là những điều mà đa phần thí sinh tự do đều thắc mắc trong mỗi kỳ thi THPT quốc gia.
Kỳ thi quốc gia 2016: Thủ tục đăng ký dự thi của thí sinh tự do

Kỳ thi quốc gia 2016: Thủ tục đăng ký dự thi của thí sinh tự do ảnh 1

(Ảnh minh họa)

Thời gian thi THPT quốc gia 2016

Bộ GD-ĐT dự kiến tổ chức thi 8 môn trong 4 ngày như năm 2015, vào các ngày 01, 02, 03, 04 tháng 7/2016.

Nơi đăng ký dự thi

Thí sinh tự do đăng ký cụm thi theo mong muốn, đăng ký dự thi ở nơi đang sinh sống hoặc nơi có hộ khẩu thường trú theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT và phù hợp với điều kiện của thí sinh. Khi đăng ký, thí sinh cung cấp đầy đủ thông tin về mã tỉnh, mã huyện (quận), xã (phường), mã trường phổ thông, khu vực, đối tượng ưu tiên do Bộ quy định.

Môn thi

Khi xét tuyển vào ĐH thì các trường không quan tâm thí sinh thi tổng cộng bao nhiêu môn, mà các trường ĐH chỉ quan tâm các thí sinh phải thi những môn các trường ĐH, CĐ yêu cầu. Vì vậy, nếu muốn tăng cơ hội xét tuyển thì các thí sinh có quyền đăng ký thêm các môn khác phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển vào các ngành của các trường đại học, cao đẳng. Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 8 môn.

Điểm ưu tiên

Điểm ưu tiên khu vực sẽ được tính theo nơi cư trú của trường THPT thí sinh đã theo học, không phụ thuộc vào việc thí sinh mới tốt nghiệp THPT hay đã tốt nghiệp các năm trước đó. Vì vậy, thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh không ảnh hưởng tới điểm ưu tiên. Các thí sinh cần khai thông tin đầy đủ về trường THPT đã theo học để tính điểm ưu tiên.

Hồ sơ đăng ký dự thi

Hồ sơ của thí sinh tự do bao gồm:

1. Phiếu đăng ký dự thi (02 phiếu giống nhau);

2. Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao công chứng);

3. 02 ảnh 4×6 cm (chụp trong vòng 6 tháng gần đây) có ghi rõ họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, tỉnh, huyện và mã số đơn vị ĐKDT vào mặt sau tấm ảnh, 2 ảnh này đựng trong một phong bì nhỏ.

4. 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.

5. Bản sao 2 mặt chứng minh thư nhân dân trên 1 mặt của tờ giấy A4.

Với các thí sinh dự tuyển vào trường/ngành tuyển môn năng khiếu ngoài việc làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia để lấy điểm môn văn hoá cần làm hồ sơ đăng ký dự thi môn năng khiếu theo quy định của trường mà thí sinh muốn xét tuyển.

Lưu ý: Bản chứng thực của các hồ sơ liên quan là bản photocopy được cơ quan công chứng xác nhận.

UBND cấp xã xác nhận về cư trú và có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương của thí sinh; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác nhận các điều kiện được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên khác theo quy định tại Điều 36 của Quy chế thi.

Đối với thí sinh tự do đang là sinh viên các trường cao đẳng, đại học thì có thể xin xác nhận ngay tại trường đang học.

Mua và nộp hồ sơ đăng ký dự thi

Hồ sơ ĐKDT mua tại các hiệu sách, tại Sở GD, phòng GD hoặc trường THPT đã theo học; nộp tại các địa điểm theo quy định của Sở GD nơi thí sinh đang sinh sống, thường là phòng giáo dục quận/huyện hoặc trường THPT đã theo học.

Thời gian nộp phiếu đăng ký dự thi

Thí sinh tự do nộp phiếu đăng ký dự thi từ 1/4 đến 30/4. Nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi đã hết hạn trên, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.

Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.

Nhận giấy báo dự thi

Thí sinh nhận giấy báo dự thi tại nơi đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi.

Xuân Bách

Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.