Ngôn ngữ nào “khó nhằn” nhất thế giới?

Để tìm ra ngôn ngữ khó học nhất thế giới không phải là điều dễ dàng.
Ngôn ngữ nào “khó nhằn” nhất thế giới?

Trên thế giới hiện nay có 2.650 ngôn ngữ với hơn 7.000 tiếng địa phương. Mỗi ngôn ngữ có một độ khó riêng, phụ thuộc vào điều kiện của từng người học.

Tuy nhiên, theo các nhà ngôn ngữ học, việc học các loại ngôn ngữ phụ thuộc chủ yếu vào tiếng mẹ đẻ - yếu tố quan trọng quyết định xem ngoại ngữ nào dễ hay khó học với một người.

Ngôn ngữ nào “khó nhằn” nhất thế giới? ảnh 1

Một ví dụ đơn giản, người có ngôn ngữ mẹ đẻ là Italy học tiếng Tây Ban Nha sẽ tương đối dễ dàng dù rằng cấu trúc ngữ pháp Tây Ban Nha khá phức tạp. Tương tự, người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Hoa sẽ học tiếng Nhật nhanh hơn những người sử dụng ngôn ngữ theo bảng chữ cái La Mã.

Bên cạnh đó, năng lực tiếp thu ngoại ngữ của một người cũng là điều kiện cần thiết. Một số người có khả năng tiếp thu ngôn ngữ mới rất tốt, trong khi có trường hợp lại phải vất vả để học thêm một thứ tiếng nào đó. Những nhân tố như môi trường học, phương pháp, động lực cũng đóng vai trò lớn trong hiệu quả tiếp thu ngôn ngữ của một người.

Để tìm ra ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới, Văn phòng đối ngoại nước Anh đã thực hiện một nghiên cứu và rút ra kết luận, ngôn ngữ “khó nhằn” nhất là Basque. Đây là ngôn ngữ được nói bởi người dân xứ Basque ở phía Bắc Tây Ban Nha, Tây Nam Pháp và một số người Hungary. Ngôn ngữ này có tới 35 hình thái, cấu trúc của danh từ. Mặt khác, một số người lại cho rằng tiếng Nga và Đức mới là hai ngôn ngữ khó bậc nhất vì hệ thống các loại dấu phức tạp.

Ngôn ngữ nào “khó nhằn” nhất thế giới? ảnh 2

Những ngôn ngữ sử dụng ký tự tượng hình có thể khiến những người quen với ngôn ngữ dùng bảng chữ cái La Mã cảm thấy học đọc và viết khó khăn nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Qua nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát, các nhà ngôn ngữ cuối cùng cũng liệt kê ra 5 ngôn ngữ khó nhất:

1. Tiếng Ả rập

Tiếng Ả rập có rất ít từ ngữ như các ngôn ngữ châu Âu. Tiếng Ả rập sử dụng rất ít các nguyên âm, người đọc rất khó để phát âm đúng. Vì vậy, đây được coi là thứ tiếng khó học nhất trên thế giới.

2. Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc là một ngôn ngữ có thể thay đổi ý nghĩa khi người nói thay đổi giọng điệu của một từ. Tiếng Trung có hàng ngàn ký tự, hệ thông viết phức tạp gây ra nhiều khó khăn cho người học.

3. Tiếng Hàn Quốc

Tiếng Hàn có cấu trúc khác nhau. Cú pháp và cách chia động từ làm cho người học cảm thấy rất khó khăn, nhất là những người đến từ châu Âu. Các văn bản tiếng Hàn cũng phụ thuộc vào đặc điểm của tiếng Trung Quốc.

4. Tiếng Nhật Bản

Giống như tiếng Trung Quốc, người học tiếng Nhật sẽ phải nhớ đến hàng ngàn ký tự. Với 3 hệ thống văn bản khác nhau và 2 hệ thống âm tiết sẽ là những khó khăn mà người học sẽ phải vượt qua.

5. Tiếng Hungary

Đây là một trong những thứ tiếng khó học nhất trên thế giới, vì nó có giới tính nam, nữ và trung tính, cộng thêm với 7 cách chia động từ khác nhau. Tiếng Hungary là một trong số các ngôn ngữ độc lập, nghĩa là không ai thực sự biết được nguồn gốc của nó và nó không liên quan đến bất kỳ hệ ngôn ngữ cơ bản nào, như Latin (tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, Italy). Và điều này nó sẽ gây ra nhiều khó khăn cho ngành dịch thuật cũng như các ngành liên quan đến tiếng Hungary.

A.M (Theo Business Insider)

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.