Nhà văn Ngô Thảo: "Sợ nhất là để con cái dựa dẫm vào bố mẹ"

Nhà văn Ngô Thảo vốn là người thành công trong lĩnh vực văn học nghệ thuật từ rất sớm và cũng là người sáng lập ra NXB Sân khấu. Nhưng theo ông những gì bố mẹ làm ra không phải cho con cái, mà phải để các con tự lực, tự học hỏi làm lấy cái riêng của mình.
Nhà văn Ngô Thảo: "Sợ nhất là để con cái dựa dẫm vào bố mẹ"

Các con của nhà văn Ngô Thảo không ai thừa hưởng lại những gì bố mẹ để lại nhưng vẫn rất thành công. Hai cô con gái là: Ngô Thị Bích Hiền giữ vai trò Phó Chủ tịch, kiêm Giám đốc chi nhánh BHD TP Hồ Chí Minh, Ngô Thị Bích Hạnh, giữ vai trò Giám đốc BHD Media và con trai út là Ngô Vĩnh Hoàng làm tư vấn cho một khu du lịch.

Nói về cách dạy con, nhà văn Ngô Thảo cho hay: “Trong mắt vợ tôi chỉ có 1 ông chồng thôi, nhưng với các con, tôi là hiện thân của 3 người. Với con gái đầu thì tôi là Binh nhì, con gái thứ hai, bố là Trung úy và với con trai út, tôi lại là Đại úy.

Tức là mỗi đứa có cách nhìn khác nhau về bố chúng. Với cái Hiền, ngay khi mới 3 tuổi, đã lẫm chẫm bước đi đã theo mẹ vào tận tuyến lửa miền Trung, thăm cha là binh nhì đang huấn luyện, chuẩn bị ra chiến trường. Điều này khiến con bé hình dung được những vất vả của ba mẹ, từ đó tự vươn lên”.

Nhà văn Ngô Thảo: "Sợ nhất là để con cái dựa dẫm vào bố mẹ" - anh 1

Nhà văn Ngô Thảo chia sẻ về cách dạy con đặc biệt của mình

Nhà văn Ngô Thảo chia sẻ: “Đối với các con tôi không định hướng cho chúng làm gì mà để con tự học lấy cái mình thích rồi phải làm ra bằng chính đôi tay của mình và tự tạo ra của cải riêng cho mình chứ tôi không hỗ trợ. Trong gia đình tôi, các con không dính dáng đến những thứ ba mẹ làm. Nhà tôi cũng đông con nhưng không đứa nào dựa dẫm vào gia đình. Ngày xưa không ai biết các con của tôi, với các con mọi người cũng không biết tôi là bố chúng, bởi chúng muốn tự lực mà không phải lấy danh của bố".

Bởi vậy ngay cả nhà xuất bản sân khấu - nơi ông sáng lập, ai cũng nghĩ rằng khi về hưu, ông sẽ giao cho các con quản lý nhưng thật bất ngờ nơi đó được ông giao cho học trò.

Theo quan điểm của nhà văn Ngô Thảo: “Bây giờ sợ nhất là để con cái dựa dẫm vào bố mẹ. Họ càng làm cho con cái nhiều thứ càng dễ làm chúng hư hỏng. Bố mẹ mở đường cho con đi, vừa hay vừa dở. Cái dở là: “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Điều này tạo cho lớp trẻ không có tính tự lực và mất cơ hội cho những người có năng lực thật sự. Cái hay là: Con cái có được nền tảng vững chắc mà không phải lo nghĩ gì cho tương lai".

Nhà văn Ngô Thảo: "Sợ nhất là để con cái dựa dẫm vào bố mẹ" - anh 2

Nhà văn Ngô Thảo cùng những người thân trong một chuyến công tác

Theo nhà văn Ngô Thảo, ông rất hài lòng với các con của mình, không phải bởi chúng thành đạt như ngày hôm nay mà đã học được ông tính chu đáo, luôn biết quan tâm tới mọi người và làm việc rất công minh. Ông cho biết, “Những năm BHD mới mở rộng thị trường vào miền Nam rất bị kỳ thị, nhưng rồi sau một thời gian làm việc họ đã hiểu hơn về chúng tôi nên họ rất quý và tin tưởng chúng tôi. Từ đó các con tôi có thể làm nhiều chương trình lớn và phát triển”.

Nhờ những quan điểm dạy con đặc biệt trên của nhà văn Ngô Thảo mà cho đến nay các con của ông không ai thừa hưởng lại những gì bố mẹ để lại nhưng đều rất thành công.

Nhà văn Ngô Thảo sinh năm 1941, quê gốc Vĩnh Linh, Quảng Trị. Hiện sống tại Hà Nội. Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Sân khấu; Nguyên Giám đốc NXB Sân khấu. Hiện là cố vấn nghệ thuật Công ty BHD và Hãng phim Việt. Tác phẩm đã xuất bản: Từ cuộc đời chiến sĩ (Phê bình và tiểu luận, 1978); Năm tháng chưa xa (Sổ tay ghi chép của Nguyễn Thi, sưu tầm, chỉnh lý, 1985); Chiến trường sống và viết (Sưu tầm, 1995); Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Thi, toàn tập (Sưu tầm, biên soạn, giới thiệu, 1996); Như cuộc đời (1996); Đời người, đời văn (2000)…

Xem thêm:

-Ba cách dạy con đáng chú ý của GS Văn Như Cương

-Giáo sư Vũ Khiêu chia sẻ bí quyết dạy con trở thành giáo sư-tiến sĩ

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.