Nhiều công trình dạy nghề tiền tỷ bỏ hoang

(Ngày Nay) - Nhiều trung tâm và trang thiết bị dạy nghề ở Đắk Nông được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng phải "bỏ hoang" gây lãng phí cho ngân sách.
Trung tâm dậy nghề huyện Đắk Mil "bỏ hoang" sau khi hoàn thành. Ảnh: M.Q
Trung tâm dậy nghề huyện Đắk Mil "bỏ hoang" sau khi hoàn thành. Ảnh: M.Q

Thực hiện Đề án 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong giai đoạn 2011-2015, tỉnh Đắk Nông đã triển khai nhiều hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

Tuy nhiên, theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh - Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều công trình hoạt động không tốt gây lãng phí ngân sách.

Trung tâm dạy nghề vắng bóng học viên

Năm 2010, Trung ương đầu tư trên 16,5 tỷ đồng để Trung tâm dạy nghề huyện Đắk R’lấp xây dựng 2 dãy nhà cao tầng tại thị trấn Kiến Đức do Sở LĐTB&XH làm chủ đầu tư.

Ngoài ra, Trung tâm còn được UBND huyện đầu tư, giao đất để xây dựng nhà xưởng, máy móc, hệ thống điện, nước, với tổng kinh phí trên 1,2 tỷ đồng, phục vụ cho tổ chức dạy nghề may công nghiệp. Đến tháng 12/2012, công trình này được chủ đầu tư là bàn giao cho Trung tâm dạy nghề huyện Đắk R’lấp quản lý, sử dụng.

Tuy nhiên, từ khi được bàn giao đến đầu năm 2014, trung tâm mới mở lớp đào tạo đầu tiên. Thế nhưng đến nay, Trung tâm này mới mở được 8 lớp dạy nghề cho 265 học viên.

Trong 8 lớp này chỉ có 3 lớp may công nghiệp với 95 học viên là tổ chức tại trung tâm; số còn lại phải xuống tận thôn, buôn thuê địa điểm để dạy.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Thùy - Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Đắk R’lấp cho biết, đơn vị có 8 phòng học nhưng từ khi đi vào hoạt động đến nay chỉ mới dạy được 3 lớp may công nghiệp và sau 1 năm phải “đóng cửa” do không hiệu quả.

Lý do đóng cửa Trung tâm, ông Thùy cho biết nghề nông nghiệp dân không chịu lên trung tâm học vì xa quá nên phải mở lớp ngay tại thôn, buôn.

Tương tự, năm 2005, Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh Đắk Nông cũng được phân bổ hơn 18 tỷ đồng để xây dựng 8 phòng làm việc, 11 phòng học và các công trình phụ trợ khác như nhà để xe, sân vườn…với mục đích phục vụ cho việc dạy nghề phi nông nghiệp cho phụ nữ trên địa bàn. Đến năm 2011, trung tâm được đưa vào sử dụng.

Nhưng từ khi đi vào hoạt động đến nay, Trung tâm này mới dạy được 1 lớp làm bánh tại trụ sở cho vài chục người, còn lại các lớp khác đều phải xuống huyện tổ chức dạy nghề. Hiện tại, toàn bộ khuôn viên của Trung tâm phải "đóng cửa".

Ngoài hai công trình trên, một số Trung tâm dạy nghề khác ở huyện Cư Jút, Đắk Mil được đầu tư cả chục tỷ đồng cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Trang thiết bị tiền tỷ “đắp chiếu”

Khi đưa vào sử dụng, Trung tâm giới thiệu việc làm phụ nữ tỉnh được đầu tư gần 5 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị để phục vụ dạy học. Tuy nhiên, hiện phần lớn số trang thiết bị này đều phải nằm “đắp chiếu” vì không có học viên.

Điển hình như năm 2013, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đầu tư cho Đắk Nông hệ thống máy làm bánh sản xuất công nghiệp với trị giá gần 2 tỷ đồng. Nhưng từ khi được bàn giao đến nay, hệ thống này chỉ mới được đem ra sử dụng cho 1 lớp dạy học nghề làm bánh vào năm 2013, còn từ đó đến nay đành nằm “đắp chiếu”.

Nhiều công trình dạy nghề tiền tỷ bỏ hoang ảnh 1 Hệ thống làm bánh gần 2 tỷ đồng ở Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Đắk Nông được phủ bạt vì không có học viên. Ảnh: M.Q.
Bên cạnh đó, trung tâm này cũng được đầu tư hơn 100 chiếc máy vi tính; 180 chiếc máy may công nghiệp, máy may dân dụng cùng hàng loạt bộ đồ nghề dệt thổ cẩm, các trang thiết bị phục vụ việc dạy nghề trang điểm, uốn tóc, cắm hoa, nấu ăn…cũng đang nằm chất đống và bụi bặm phủ lên.

Còn tại Trung tâm dạy nghề huyện Cư Jút chủ yếu dạy một số nghề như nông nghiệp, điện, dệt thổ cẩm, tin học, sửa chữa máy nông nghiệp. Tuy nhiên, trung tâm này lại được đầu tư mua sắm những trang thiết bị học nghề như máy may công nghiệp, hệ thống điện cao cấp…với số tiền hàng tỷ đồng không phù hợp nên cũng đành “đắp chiếu” trong kho, không sử dụng đến.

Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.