Nhìn những hình ảnh này người Việt sẽ phải xấu hổ

Sau kì nghỉ lễ 30/4 -1/5, hàng ngàn tấn rác được thải ra nhưng buồn một nỗi chúng không phải ở thùng rác, nơi thu gom mà là ngay trên bãi biển, trên đất rừng– bất cứ nơi nào có khách du lịch!
Nhìn những hình ảnh này người Việt sẽ phải xấu hổ

Rác ơi ở lại người đi nhé!

Trước nghỉ lễ, người ta nườm nượp kéo nhau đến các ga tàu, cửa soát vé chuẩn bị cho hành trình du lịch tới những địa danh, những điểm đến thiên nhiên thú vị trong lành và sạch đẹp. Mong tránh xa những ồn ào, bụi bẩn nơi phố phường đông đúc.

Nhưng kì nghỉ lễ vui vẻ bao nhiêu thì đến lúc ra về người ta lại ‘đau đớn’ bấy nhiêu bởi rác ở đâu bỗng ngập bờ biển, khu tham quan và trên đường phố… Bất cứ nơi nào có người, ở đó có rác! Nào túi nilong đựng đồ, giấy ăn bẩn, chai lọ đựng nước… tất cả hỗn độn như một bãi rác mà những người xung quanh lại vô tư xả bừa bãi. Từ du khách đến những người bán hàng rong, không ai mảnh may cúi xuống gom những mảnh rác hoặc thậm chí đơn giản là có ý thức để rác đúng nơi quy định.

Nhìn những hình ảnh này người Việt sẽ phải xấu hổ ảnh 1

Rác ngập khắp nơi ở khu di tích nhà thờ Đổ, Nam Định.

Nhìn những hình ảnh này người Việt sẽ phải xấu hổ ảnh 2

Túi nilong và rác thừa còn lại sau kì nghỉ.

Bãi biển Cồn Vàng (Thái Bình) xanh đẹp là thế, nhà thờ Đổ (Nam Định) hoang sơ, yên bình, Hồ Xuân Hương (Đà Lạt) lãng mạn và mông mơ… nhưng sau kì nghỉ lễ bỗng biến thành những “bãi rác di động” bởi đâu đâu người ta cũng thấy lấm lem những túi, những chai, giấy và cả những đồ khó phân hủy nằm bừa bãi mỗi khi đoàn khách kéo nhau qua.

Sau nghỉ lễ từng dòng người ùn ùn kéo nhau về thành phố, với nỗi lo xe tàu đông đúc, bỏ lại những chốn họ qua nhiều kỉ niệm và cả rác. Thôi thì nghỉ lễ có hạn mà bạn lại bận vô cùng nên đành “Rác ơi ở lại người đi nhé”!

“Rác” – Nghìn người xả chỉ có một người nhặt

Chúng ta vẫn lầm tưởng rằng công việc thu gom rác là của những người công nhân vệ sinh hay công ty đô thị môi trường. Nhưng nó thực sự là công việc của tất cả mọi người, những người có ý thức!

Ở đâu có người, ở đó có rác. Đó là chân lý khó thể thay đổi nhưng để rác ở nơi hợp lý, đúng quy định thì đó mới là điều đáng nói. Việc làm tưởng chừng như vô cùng dễ dàng hóa ra lại “khó khăn” với rất nhiều người.

Trước đó, các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí có đưa tin một ông Tây nhặt rác trên bãi biển Việt Nam. Hình ảnh một người đàn ông nước ngoài cầm bao tải đi dọc bãi biển Nha Trang để nhặt rác do người Việt để lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và không ít người tự xấu hổ với bản thân.

Nhìn những hình ảnh này người Việt sẽ phải xấu hổ ảnh 3

Hình ảnh ông Tây cầm bao đi nhặt rác ở bờ biển Việt Nam khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Người nước ngoài còn có ý thức bảo vệ môi trường Việt Nam trong sạch vậy có lẽ nào người Việt ta lại không nhận ra hay đang “cố tình” không biết. Những đứa trẻ ở trong nhà trường được các thầy cô dạy bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, thậm chí ngay trên bao bì, vỏ hộp chai, các sản phẩm đều có in hình lưu ý khi sử dụng xong phải bỏ vào thùng rác. Chưa kể đến các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền, rồi các cơ quan, tổ dân phố tổ chức các cuộc thi, các buổi lao động làm sạch môi trường nhưng sạch một ngày còn những ngày khác thì rác ngập cũng kệ.

Nhìn những hình ảnh này người Việt sẽ phải xấu hổ ảnh 4

Ý thức của con người về việc bỏ rác đúng quy định.

Mới chỉ vài ngày trước đây thôi, cá lớn, nhỏ dọc ven biển miền Trung 'rủ nhau' chết hàng loạt khiến dân ta không khỏi xót xa. Cá chết có thể do nhiễm độc kim loại nặng, chất xả thải xuống nguồn nước khiến các sinh vật biển không còn chỗ sống. Người Việt ta lên án, đi đâu cũng thấy người ta nói đến chuyện nước biển ô nhiễm khiến cá chết nhưng chúng ta lại "vô tư" xả rác ra biển mà không biết rằng những túi rác kia cũng chính là nguyên nhân khiến biển ô nhiễm nghiêm trọng.

Nhìn những hình ảnh này người Việt sẽ phải xấu hổ ảnh 5

Cá lớn, cá nhỏ chết trắng ở biển Vũng Áng.

Cảnh rác ngập bờ biển, bãi đá hay dọc đường nhưng người Việt vẫn thoải mái, hồn nhiên vui đùa thật đau lòng biết bao. Thiên nhiên là do con người bảo vệ, ý thức con người mà tạo nên. Vậy mà xả rác bừa bãi, vô ý thức liệu thiên nhiên còn trong sạch, còn đẹp đẽ đến khi nào? Liệu biển còn xanh, rừng còn đẹp, đường phố còn trong sạch trước mỗi kì nghỉ lễ để ta đến rồi lại xả rác như ngày hôm nay!

Tuệ Linh

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.