Nhức nhối thực trạng: Học càng cao nguy cơ thất nghiệp càng lớn

Tình trạng sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao Đẳng ra trường không kiếm được việc làm ngày một gia tăng.
Nhức nhối thực trạng: Học càng cao nguy cơ thất nghiệp càng lớn

Từ xưa đến nay, ông bà ta luôn quan niệm rằng càng học cao càng có nhiều cơ hội kiếm được việc làm, nhanh chóng thăng tiến trong đường sự nghiệp và kiếm được nhiều tiền so với những người khác có học vị thấp hơn hoặc không có học trong xã hội.

Tuy nhiên, một thực tế đáng báo động hiện nay mà ai cũng phải thừa nhận đó là phần lớn những người học càng cao thì cơ hội có được việc làm tương xứng lại càng khó, nhiều sinh viên Đại học ra trường 2-3 năm nhưng vẫn chưa thể kiếm được việc làm. Một trong số họ chọn cách học lên Cao học với hy vọng sau khi ra trường sẽ có cơ hội việc làm cao hơn cùng với mức lương hấp dẫn. Một số khác chọn phương án khác là làm việc trái ngành hoặc làm một công việc phổ thông không cần đào tạo qua bất kỳ trường lớp nào, số còn lại thì chịu cảnh thất nghiệp trong một thời gian dài.

Minh Hạnh, một sinh viên khoa Văn hóa học trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn TP.HCM cho biết: “Mình tốt nghiệp năm 2014 nhưng hiện vẫn chưa có việc làm ổn định. Các công việc đã làm qua chủ yếu vẫn chỉ là bán thời gian chứ không được ký hợp đồng chính thức. Hiện mình đang theo học một lớp trung cấp kế toán với hy vọng có thể tìm kiếm cơ hội làm việc tại một công ty nào đó”.

Nhức nhối thực trạng: Học càng cao nguy cơ thất nghiệp càng lớn ảnh 1

Nhiều sinh viên ra trường hiện nay làm trái ngành, rất ít trong số đó làm đúng theo chuyên môn được đào tạo tạo.

Theo thống kê trong 3 quý năm 2015 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội có thể thấy một điều rất lạ là người có bằng cấp càng cao thì nguy cơ thất nghiệp càng lớn. Trong khi đó, người không có bằng cấp lại có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Tính hết quý 1/2015 thì nhóm thất nghiệp có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất từ 3,9% lên 4,6%/ năm. Trong quý 2 tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ đại học cao đẳng có xu hướng tăng thêm 22.000 người. Hết quý 3/2015 thì cả nước có khoảng 225.000 người là cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp, tăng thêm 26.100 người so với quý 2/2015.

Viện cũng nhận định, nhóm người có trình độ lao động Đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng. Cụ thể, lao động có trình độ cao đẳng nghề tăng 8%, trình độ cao đẳng chuyên nghiệp tăng trên 7,9%, trình độ đại học trở lên tăng gần 4,9% trong khi nhóm có không có bằng cấp tỷ lệ thất nghiệp chỉ có khoảng 2%.

Nhiều người xem đây là nghịch lý bởi theo như suy nghĩ thông thường của số đông người dân hiện nay thì xã hội ngày càng chú trọng bằng cấp. Bằng cấp càng cao thì cơ hội tìm kiếm được việc làm sẽ càng tốt hơn, dễ dàng hơn và lương bỗng cũng sẽ cao hơn so với lao động phổ thông. Tuy nhiên, nhìn những con số như trên thì rõ ràng rằng tỷ lệ lao động chưa có bằng cấp có tỷ lệ thất nghiệp chưa bằng một nửa so với lao động có bằng đại học.

Ông Vũ Văn Thọ, chuyên gia kinh tế lao động trong một lần trả lời phỏng vấn trên truyền hình cũng cho biết, thị trường lao động rất khách quan, họ lựa chọn theo đúng nhu cầu của họ. Về hình thức chúng ta thấy là nghịch lý nhưng về bản chất thì đây lại đúng theo thực tế môi trường hiện nay đang diễn ra. Thị trường hiện nay đang cần những lao động đang cần thiết cho họ chứ không phải cần những người có bằng cấp cao. Và đây chúng ta coi như đó là những cảnh báo cho chúng ta để cho chúng ta cần thay đổi”.

“Cơ cấu đào tạo hiện nay đang có những vấn đề rất lớn, đó là cơ cấu đào tạo cả về trình độ cả về cơ cấu đào tạo về chuyên nghiệp mà hiện nay thị trường lao động đang cần. Có những cái hiện nay thị trường đang rất cần nhưng chúng ta chưa đào tạo hoặc chưa thực sự đào tạo sâu nhưng cũng có những cái chúng ta đào tạo nhưng lại đào tạo quá dư thừa và đây chính là điều gây ra khập khiễn của thị trường mà ảnh hưởng ngay đến lao động chất lượng cao hiện nay” – Ông nói.

Và lao động chất lượng càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng lớn vì nó liên quan đến tiền lương và liên quan đến kỳ vọng của người lao động mà chúng ta mong muốn.

Nhức nhối thực trạng: Học càng cao nguy cơ thất nghiệp càng lớn ảnh 2

Sinh viên mới tốt nghiệp luôn tràn đầy nhiệt huyết.

Có thể nói, trước kia việc tìm cho mình một việc làm đã khó thì hiện nay, sau khi gia nhập Asean thì lao động Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức hơn. Chúng ta phải cạnh tranh với lực lượng lao động chất lượng cao đến từ các quốc gia khác trong khối Asean “đổ” về Việt Nam tìm kiếm cơ hội việc làm. Tuy nhiên, có thách thức sẽ có thuận lợi, lao động trong các ngành chủ lực trong nước ta có thể di chuyển một cách tự do trong khối Asean để tìm cho mình một công việc lý tưởng, điều này có nghĩa lao động Việt Nam có thể đến Singapore, Thái Lan lập nghiệp và ngược lại. Điều này càng khiến cho việc cạnh tranh giữa các nhóm có bằng Đại học và nhóm không bằng Đại học tăng cao.

P.V

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).