Những câu chuyện khó tin ghi lại ở 'lò sida'

Bệnh viện 09 có lẽ là một trong những bệnh viện đặc biệt nhất ở Hà Nội: Ở đó, là những bệnh nhân đặc biệt-những người nhiễm HIV. Và vì thế cũng tạo ra số phận chẳng giống ai cho những người thầy thuốc
Những câu chuyện khó tin ghi lại ở 'lò sida'

Những câu chuyện khó tin ghi lại ở 'lò sida' ảnh 1

Bệnh viện 09, chẳng có bất kỳ một đặc điểm nào mà người ta hay nghĩ đến ở những bệnh viện đa khoa thông thường: không sức khỏe, không an toàn, không bình yên, và tất nhiên là chẳng có phong bì...

Không an toàn

Hơn 80% bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện 09 đều từ các trung tâm cai nghiện hoặc các trung tâm bảo trợ xã hội chuyển về. Nói cách khác họ đã từng là những giang hồ thảo khấu, vì thế cách hành xử cũng khác người, huống chi cơ thể họ đang mang những con virus chết người, những ngày còn sống chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thế nên, việc tuân thủ theo những nội quy bệnh viện hay những phác đồ điều trị là điều vô cùng khó khăn. Chẳng hạn, như việc uống thuốc hay tiêm truyền các bác sĩ cũng phải canh chừng nghiêm ngặt. Chỉ cần quay đi kim truyền sẽ bị rút ra, thuốc sẽ ở trong gầm giường.

Nhiều bệnh nhân ở đây là người nghiện ma túy nặng, mỗi khi không có tiền mua thuốc, họ ăn cắp từ cái thùng rác cho đến xô chậu ném qua cổng cho các đối tượng khác bán lấy tiền mua thuốc. Thậm có những bệnh nhân đợi khi đêm xuống, họ tháo cả khung giường inox của mình và những giường bệnh khác để đổi lấy một liều ma túy. Nhiều trường hợp bị phát hiện thì tìm cách trả thù. Họ chửi bới, đuổi đánh thậm chí còn lấy những xilanh cũ dính máu gài vào cửa, vào chăn màn và khe tủ để các bác sĩ, y tá, hộ lý khi thực hiện quy trình điều trị sẽ dễ dàng bị phơi nhiễm.

Những câu chuyện khó tin ghi lại ở 'lò sida' ảnh 2

Chăm sóc bệnh nhân ở bênh viện 09

Đã có trường hợp bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối, nghiện ma túy lâu năm, khi lên cơn nghiện đã lấy xilanh hút đầy máu của mình rồi đi vòng quanh bệnh viện. Gặp bất cứ bác sĩ nào hắn cũng chìa xi lanh dọa dẫm. Hắn vẩy máu khắp hành lang bệnh viện rồi xông vào buồng tiêm bắt bác sĩ phải cho thuốc gây nghiện.

Nhiều khi không có cách nào khác các bác sĩ đành phải gom tiền đưa cho bệnh nhân đi mua thuốc cho êm chuyện rồi lại tiếp tục điều trị. Rồi khi bình tĩnh lại bệnh nhân ấy chỉ phân trần với bác sĩ "lúc đấy lên cơn vật quá không xoay đâu được thuốc nên phát điên, cứ thế làm liều".

Không bình yên

Tốt nghiệp chuyên ngành Sản - Nhi của Đại học Y Thái Nguyên nhưng bác sĩ Hoàng Hải lại có gần 20 năm công tác tại bệnh viện 09. Hai mươi năm ấy, không dưới 5 lần anh bị phơi nhiễm.

Thời điểm anh nhớ nhất là trong một lần Công an Hà Nội truy quét một ổ buôn ma túy, anh được phân nhiệm vụ lấy máu xét nghiệm cho những đối tượng này. Bất ngờ, anh bị một đối tượng cướp xilanh máu đó đâm vào người anh và tiêm toàn bộ số máu đó có nhiễm HIV vào cơ thể anh. Suốt một thời gian dài, bác sĩ Hà rơi vào khủng hoảng. Lo sợ vì nhiễm HIV thì ít, nhưng lo sợ sự kỳ thị thì nhiều. Không chỉ xã hội, đồng nghiệp mà chính gia đình anh cũng kỳ thị công việc ấy. Vợ anh – một đồng nghiệp chuyên khoa sản nhi, gắn bó với nhau 20 năm, nhưng sau nhiều lần thuyết phục chồng bỏ bệnh viện không được thì chị đã lựa chọn ra đi. Anh Hà chuyển đến thuê trọ gần bệnh viện để tiện trực đêm.

Y tá Nguyễn Minh Hằng có một tình yêu thắm thiết từ khi còn là sinh viên. Sau khi ra trường, cô làm đơn xin vào Bệnh viện 09 và được chấp nhận. Suốt một năm đầu, cô giấu người yêu đơn vị công tác. Đến khi bị truy hỏi nhiều cô đành thú nhận. Người yêu cô đã vô cùng giận dữ và đòi chia tay, nhưng rồi cũng dần nguôi ngoai sau khi chứng kiến những hy sinh của cô dành cho bệnh nhân của mình. Thế nhưng bi kịch mới lại xảy đến khi hai người chuẩn bị làm đám cưới, gia đình người yêu cô phát hiện ra cô đang công tác ớ "bệnh viện gì mà toàn người nhiễm HIV". Họ nhất quyết đòi lại cau trầu và không cưới xin gì hết. Bị từ hôn, Hằng như người mất trí, cô quay lại bệnh viện làm đơn xin thôi việc.

Không phong bì

Toàn bộ bệnh nhân tại Bệnh viện 09 đều được điều trị miễn phí, miễn phí giường nằm, miễn phí thuốc men, thậm chí khi chết cũng được miễn phí cả quan tài và bát cơm quả trứng. Nhưng vì miễn phí nên nhiều cái cần thì không thể có, đó là biệt dược, là sữa, là tình thương. Nhiều bệnh nhân vào giai đoạn cuối, sức khỏe suy kiệt, bị gia đinh bỏ rơi, các bác sĩ ở đây phải tự bỏ tiền túi ra mua thuốc bổ, mua sữa cho bệnh nhân. Với mức lương 6,7 triệu đã bao gồm cả tiền trực đêm và trách nhiệm, "80% bác sĩ, y tá, hộ lý đều đang phải thuê nhà. Người thì bán nước, người bán cơm, người thì bán bánh giò kiếm thêm. Còn ai giỏi thì hết giờ làm xin làm thêm ở các phòng khám tư"- Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng khoa nội chia sẻ.

Lương thưởng đã ít, tiền bồi dưỡng cũng không bao giờ có. Các bác sĩ ở đây còn phải đối mặt với những chiêu trò lừa đảo của mấy gã du côn, bạn bè giang hồ của bệnh nhân. Chúng giả danh là bác sĩ Hà, bác sĩ Hưng gọi cho người nhà bệnh nhân bảo đưa tiền để bác sĩ mua thuốc hộ. Cho đến khi người nhà gọi điện lại hỏi, cả hai bên mới ngã ngửa là đã bị lừa.

Thu Hà

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.