Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc

Hiện nay, du học Trung Quốc đang là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều sinh viên trên thế giới, đặc biệt là sinh viên Việt Nam. Hãy cùng điểm danh một vài kỷ lục thú vị về các trường đại học tại cường quốc này nhé!
Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc

1. Trường đại học "cao" nhất: Đại học Tây Tạng

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 1

Đại học Tây Tạng (Tibet University) cao 3019 m so với mực nước biển, là trường đại học cao nhất Trung Quốc, cũng là trường đại học cao nhất trên thế giới.

2. Trường đại học rộng nhất: Đại học Hàng không không quân Trung Quốc

Đại học Hàng không không quân Trung Quốc là trường đại học quân sự duy nhất của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 2

Diện tích trường lên đến 19 triệu m2, rộng nhất tại Trung Quốc.

3. Trường đại học Đông “dân” nhất: Đại học Chiết Giang

Trường Đại học Chiết Giang (Zhejiang University) nằm ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông nam Trung Quốc, là một trong những trường mang tính nghiên cứu và tổng hợp quy mô lớn nhất và đầy đủ các môn học nhất tại Trung Quốc hiện nay.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 3

Năm 2010, trường có đến 63 779 sinh viên, nhiều nhất trong cả nước.

Năm 2011, Đại học Chiết Giang còn vinh dự được bình chọn là trường đại học có sức ảnh hưởng tổng hợp lớn nhất Trung Quốc.

4. Trường đại học có nhiều lưu học sinh nhất: Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 4

Theo số liệu năm 2012, trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (Beijing Language and Culture University) có hơn 7400 lưu học sinh, cao nhất trong cả nước.

5. Trường đại học mất cân bằng giới tính nhất: Đại học Ngoại ngữ Đại Liên và Học viện Hải quân Đại Liên

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 5

Theo số liệu từ năm 2000 – 2010, tỷ lệ nam nữ ở Đại học Ngoại ngữ Đại Liên (Dalian University of Foreign Languages) là 1 nam: 22,5 nữ.

Nằm trong bảng xếp hạng này còn có Học viện Hải quân Đại Liên (Dalian Naval Academy) với tỷ lệ 99,5 nam: 1 nữ (2005 – 2010)

6. Trường đại học đẹp nhất: Đại học Thanh Hoa

Trường Đại học Thanh Hoa (Tsinghua University) ở Bắc Kinh, là một trường đại học công lập mang tính nghiên cứu và tổng hợp nổi tiếng nhất Trung Quốc với ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, là một trong những cơ sở bồi dưỡng nhân tài bậc cao quan trọng nhất Trung Quốc hiện nay.

Nhiều nhà lãnh đạo của Trung Quốc đều tốt nghiệp từ ngôi trường này, như Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình, nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ, Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc, ...

Trường nhiều năm liên tục được bình chọn là trường đại học đẹp nhất Trung Quốc

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 6

Năm 2011, trường Đại học Thanh Hoa lọt vào top 14 trường đại học đẹp nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn.

Năm 2010 – 2011, trường còn lọt vào bảng xếp hạng 35 trường đại học tốt nhất thế giới do Tạp chí The Times Higher Education Supplement bình chọn.

7. Trường đại học có học phí đắt nhất: Học viện sân khấu Trung ương

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 7

Học phí tại Học viện Sân khấu Trung ương (The Central Academy Of Drama) lên đến 139 655 NDT/ kỳ (khoảng 461 triệu VNĐ), đắt nhất cả nước.

8. Trường đại học lâu đời nhất: Đại học Thiên Tân

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 8

Đại học Thiên Tân (Tianjin University), tiền thân là Đại học Bắc Dương, được xây dựng từ năm 1895, là trường đại học đầu tiên của Trung Quốc.

9. Trường kinh tế đầu tiên: Học viện Tài chính Đông Bắc

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 9

Học viện Tài chính Đông Bắc (Dongbei University of Finance and Economics) được thành lập năm 1952, là trường đại học kinh tế đầu tiên của Trung Quốc.

10. Trường đại học Hoa kiều đầu tiên: Đại học Hạ Môn

Đại học Hạ Môn (Xiamen University) do ông Trần Gia Canh, lãnh tụ Hoa kiều nổi tiếng thành lập vào năm 1921, là trường đại học đầu tiên do Hoa kiều thành lập trong lịch sử cận đại Trung Quốc.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 10

Đại học Hạ Môn là một trong số ít trường đại học được xây dựng gần bờ biển, còn được bình chọn là một trong những trường đại học đẹp nhất Trung Quốc.

11. Trường đại học nhiều "mỹ nữ" nhất: Học viện Điện ảnh Bắc Kinh

Nói đến các kiều nữ trong giới sinh viên không thể không nói đến Học viện Điện ảnh Bắc Kinh (Beijing Film Academy). Bởi ngôi trường này tập trung nhiều "mỹ nữ" nhất trong cả nước.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 11

Hứa Tịnh, Triệu Vy, Huỳnh Thánh Y đều là các sư tỷ muội tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh

Trường được nhận định là cái nôi của nền điện ảnh Trung Quốc. Bởi nơi đây đã đào tạo, bồi dưỡng không biết bao nhiêu lớp diễn viên cho nền điện ảnh nước nhà.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 12

Nhiều diễn viên điện ảnh nổi tiếng như Tưởng Văn Lệ, Hứa Tịnh, Viên Lập, Triệu Vy... hay nữ diễn viên được vinh dự có mặt trong danh sách “Tứ tiểu hoa đán” Huỳnh Thánh Y đều là các “sư tỷ, sư muội” tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh.

12. Trường đại học tốt nhất: Đại học Bắc Kinh

Đại học Bắc Kinh (Peking University) được thành lập vào năm 1898, là trường đại học công lập mang tính tổng hợp nổi tiếng toàn quốc bởi trình độ giảng dạy ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và trình độ nghiên cứu. Trường cũng là một trong những trường đại học lâu đời nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 13

Liên tục trong 4 năm (2008 – 2011), trường vinh dự được bình chọn là trường đại học tốt nhất Trung Quốc.

Năm 2011 – 2012, trường còn lọt vào top 49 trường đại học tốt nhất thế giới do tạp chí The Times Higher Education Supplement bình chọn.

Xem thêm:

- Chọn trường ĐH nào ở Trung Quốc để theo học ngành Kiến trúc?

- Du học Trung Quốc: HSK 4 có cơ hội được học bổng toàn phần?

Tuấn Minh (t/h)

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.