Nữ sinh Việt và cái duyên đến với công việc stylist tại trời Tây

Sở hữu ngoại hình xinh đẹp cùng phong cách thời trang “chất lừ” bắt mắt, Thùy Dương được biết đến là một trong những fashionista (tín đồ thời trang) nổi bật trong giới du học sinh Anh. Cô chính là stylist cho những bộ ảnh street style (thời trang đường phố) ấn tượng của á hậu Huyền My, người mẫu Hoàng Thùy tại London.
Nữ sinh Việt và cái duyên đến với công việc stylist tại trời Tây
Nữ sinh Việt và cái duyên đến với công việc stylist tại trời Tây - anh 1

Phong cách thời trang "chất lừ" của stylist Thùy Dương

Thùy Dương sinh năm 1989. Đã tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, từng làm stylist cho người nổi tiếng, nữ du học sinh đa tài này lại ấp ủ giấc mơ trở thành một nhà thiết kế. Thùy Dương hiện đang theo học tại trường Istituto Marangoni (London, Anh Quốc) – một trong những trường nằm trong top 7 trên thế giới về đào tạo thời trang.

Những ngày này, dù khá bận với việc học tại trường, Thùy Dương vẫn tranh thủ dành thời gian làm stylist cho người mẫu Hoàng Thùy. Hiện tại, Hoàng Thùy đang có mặt tại London tham gia London Fashion Week và dự định sẽ tiếp tục sinh sống và làm việc tại đây theo hợp đồng kéo dài hơn một năm với công ty quản lý.

Nữ sinh Việt và cái duyên đến với công việc stylist tại trời Tây - anh 2

Hoàng Thùy ghi lại những bộ hình street style ấn tượng với sự tư vấn của Thùy Dương những ngày tham gia London Fashion Week tại Anh Quốc vừa qua

Stylist Thùy Dương đã dành thời gian chia sẻ về quá trình học tập tại Anh và cái duyên đến với công việc stylist cho sao Việt tại trời Tây:

Cất bằng cử nhân IT để du học về thời trang

- "Cơn gió nào” khiến Dương quyết định cất tấm bằng cử nhân IT để sang Anh học thiết kế?

Thật ra quyết định cất tấm bằng cử nhân IT ở Việt Nam để qua Anh học về thời trang không hẳn là "một cơn gió", vì được đến London và học ngành thiết kế thời trang là ước mơ được tôi nuôi nấng từ khi còn nhỏ.

Thời gian đầu, bố tôi luôn phản đối việc tôi muốn theo đuổi đam mê thời trang. Tôi đã phải cố gắng rất nhiều để thuyết phục bố. Tôi đã mất 4 năm vừa học vừa làm, giúp mẹ thiết kế váy cưới, một mình sang Quảng Châu tìm tòi, chọn vải khi mới 19 tuổi... Dần dần tôi đã thuyết phục được bố bằng cách chứng tỏ với bố là mình đã trưởng thành, có thể tự lập và còn kiếm được khoản nho nhỏ đủ chi tiêu cho bản thân.

Nữ sinh Việt và cái duyên đến với công việc stylist tại trời Tây - anh 3

Thùy Dương có niềm đam mê đặc biệt với những đôi giày sneakers

- Bắt đầu theo học thời trang khi đã tốt nghiệp đại học, Dương có sợ muộn?

Theo đuổi ước mơ chưa bao giờ là muộn. Và theo tôi nghĩ khoảng thời gian đấy cũng không hề lãng phí. Khoá học tại Anh đòi hỏi sinh viên cần phải am hiểu và thành thạo rất nhiều kỹ năng về máy tính. Những kiến thức IT của 4 năm đại học tại Việt Nam đã giúp tôi làm bài nhanh hơn và chỉn chu hơn.

- Có người ví nghề stylist giống như "osin cao cấp" của các ngôi sao?

Thực ra ngành tôi theo học là thiết kế, tôi đến với công việc stylist một cách ngẫu nhiên như một cái duyên. Theo tôi thì nghề nào cũng có cái khó, cái khổ của nó, quan trọng là khi đã đam mê và quyết tâm theo đuổi thì nên chấp nhận, mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Sở dĩ người ta ví nghề stylist với "osin cao cấp" bởi đúng là có nhiều trường hợp stylist phải rất vất vả khổ sở với khách hàng.

- Dương có nhận xét gì về vấn đề đào tạo stylist ở các nước có ngành công nghiệp thời trang phát triển so với Việt Nam?

Rất khó để so sánh điều này vì hiện tại ở Việt Nam chưa có trường dạy ngành này một cách bài bản, phần đông các stylist phải tự học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.

Ở trường Istituto Marangoni mà tôi đang theo học, khóa học stylist kéo dài 3 năm. Để đăng ký tham gia khoá học, sinh viên phải nộp portfolio (hồ sơ năng lực) và trải qua xét duyệt khắt khe mới được nhận, hoặc phải học thêm 1 năm đầu kiến thức nền rồi mới bắt đầu học lên 3 năm đại học.

- Nội dung chính của các khóa học stylist tại đó là gì?

Ngoài một số môn học cơ bản về thời trang thì stylist còn được học nhiều môn chuyên ngành về thiết kế bìa báo, tạp chí… và phải thực hành liên tục.

Một kỳ học, sinh viên phải thực hiện cả chục bộ ảnh thời trang với nhiều ý tưởng khác nhau. Họ phải tự tìm người mẫu, nhiếp ảnh gia, chuẩn bị trang phục, địa điểm chụp... Bên cạnh đó việc theo dõi các fashion show hay fashion event và nhận biết, đón đầu xu hướng mới… cũng quan trọng không kém.

Nữ sinh Việt và cái duyên đến với công việc stylist tại trời Tây - anh 4

Nữ du học sinh Việt sở hữu vóc dáng thon gọn với vòng eo "con kiến" đẹp mắt

Nữ sinh Việt và cái duyên đến với công việc stylist tại trời Tây - anh 5

Thùy Dương cá tính với những trang phục và phụ kiện cực "chất" trên đường phố London

- Nhiều ý kiến cho rằng so với các nước có ngành công nghiệp thời trang phát triển, Việt Nam có khá nhiều stylist tự phong. Dương nghĩ sao về điều này?

Ồ không, Việt Nam mình vẫn có rất nhiều stylist tài năng thực sự dù không hề qua trường lớp đào tạo bài bản như nước ngoài. Ở nước ngoài, tôi cũng được biết một số stylist nổi tiếng thế giới như Gracec Coddington, Eric Daman cũng đi lên từ nghề người mẫu hay Elizabeth Stewart tốt nghiệp từ trường báo chí...

Điều cốt yếu vẫn là phải có tài năng thực sự và được thừa nhận rộng rãi. Danh xưng "stylist" không chỉ phụ thuộc vào bằng cấp, thời gian làm việc mà còn dựa vào tài năng có thể là bẩm sinh hay được tôi luyện trong môi trường thời trang lâu năm. Còn về vấn đề "tự phong", có lẽ do ở Việt Nam không yêu cầu bằng cấp hay giấy phép hành nghề cụ thể nên việc tự phong stylist đúng là cũng khá đơn giản.

- Dương đã từng làm stylist cho các sao tại Anh chưa?

Hiện tại thì chưa, làm stylist cho sao bên này thì khó lắm (cười), tôi chỉ từng làm cho một số shooting và cho một số trang báo mạng tại Anh.

Giá như Việt Nam cũng có một trường đào tạo nghề stylist

- Một số stylist Việt chia sẻ, các sao hầu như không bao giờ trả tiền cho stylist, thu nhập của họ chủ yếu từ những nhãn hàng thời trang, hoặc những khách hàng chụp ảnh cưới. Còn ở nước ngoài, thu nhập của stylist thường do ai chi trả?

Tôi nghĩ ở đâu cũng vậy, mọi thứ còn tùy thuộc vào khả năng, vị trí của stylist. Đôi khi stylist chỉ làm việc dựa trên tinh thần hợp tác để lấy quan hệ cũng như kiếm thêm thu nhập từ những nhãn hàng thời trang.

Ở Anh, công việc của stylist được phân làm 3 loại: stylist cho ảnh bìa báo và tạp chí, stylist định hình phong cách cho sao và stylist tư vấn cho các nhãn hàng. Từ đó, stylist sẽ có thu nhập tùy theo công việc, có thể được trả theo giờ hay lương theo tháng, hoặc hưởng phần trăm từ sự kiện hay show quảng cáo…

Nữ sinh Việt và cái duyên đến với công việc stylist tại trời Tây - anh 6

Thùy Dương cùng ê - kip chụp hình cho Huyền My trong chuyến công tác London mới đây của á hậu

- Theo Dương, môi trường Việt Nam còn thiếu những gì?

Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là giá như Việt Nam cũng có một trường đào tạo stylist chuyên nghiệp để thoả mãn đam mê của những bạn trẻ yêu thích ngành này nhưng không có điều kiện theo học ở nước ngoài.

- Sau khi hoàn thành việc học tại Anh, Dương dự định sẽ ở lại làm việc tại xứ sở sương mù hay về nước?

Sắp tới, tôi sự định sẽ về Việt Nam mở thương hiệu thời trang của riêng mình, thiết kế dòng sản phẩm theo phong cách mà tôi yêu thích bấy lâu nay: cá tính, phá cách và có thể sẽ hơi "dị" một chút.

- Đang học và làm việc ở một môi trường thời trang phát triển như London, Dương có ngại về Việt Nam sẽ có ít nhiều hụt hẫng?

Tôi tự nhận thấy được theo ngành mình yêu thích, học trường mình từng ao ước được đặt chân vào đã là một may mắn lớn. Dù thế nào tôi cũng sẽ luôn tâm đắc và không hối tiếc khi đã lựa chọn.

Hơn nữa, ngành công nghiệp thời trang Việt Nam gần đây cũng có rất nhiều chuyển biến tích cực để vươn ra tầm quốc tế. Và quan trọng hơn là ngay trong nước cũng có rất nhiều nhà thiết kế, stylist tài năng mà tôi rất ngưỡng mộ và muốn có cơ hội được học hỏi.

- Cảm ơn Dương rất nhiều vì những chia sẻ!

Xem thêm:

- Trải nghiệm du học của nữ sinh tuổi 20 sở hữu 10 suất học bổng Mỹ

- 9X Hà thành giành học bổng hơn 5,5 tỉ đồng từ ĐH danh tiếng Mỹ

- Điểm danh 4 tài năng chinh phục học bổng hàng tỷ đồng của ĐH Mỹ

Theo Dân Việt

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.