Nước mắm công nghiệp đè nước mắm truyền thống như thế nào?

Báo cáo thường niên năm 2015 của Masan Consumer cho thấy hai nhãn hiệu Chinsu và Nam Ngư của doanh nghiệp này đang nắm giữ 65% thị phần nước mắm.
Nước mắm là sản phẩm hiếm hoi mà bất cứ người tiêu dùng Việt nào cũng sử dụng hàng ngày. Vì vậy mà cuộc đua giành thị phần với ngành hàng này luôn khốc liệt. Ảnh: Đình Hòa.
Nước mắm là sản phẩm hiếm hoi mà bất cứ người tiêu dùng Việt nào cũng sử dụng hàng ngày. Vì vậy mà cuộc đua giành thị phần với ngành hàng này luôn khốc liệt. Ảnh: Đình Hòa.

Gia nhập thị trường từ năm 2006, sau rất nhiều doanh nghiệp gạo cội trong ngành, nhưng cái tên Masan nhanh chóng tạo dấu ấn mạnh mẽ với hai nhãn hiệu Chinsu và Nam Ngư. Thậm chí, theo một báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Epinion thực hiện năm 2014, nhắc đến nước mắm là người tiêu dùng nghĩ đến Chinsu.

Nước mắm công nghiệp khuynh đảo thị trường

Masan không phải là doanh nghiệp đầu tiên gia nhập thị trường nước mắm công nghiệp. Từ năm 2002, Unilever đã chính thức tấn công vào thị trường nước mắm bằng việc khánh thành nhà máy sản xuất và đóng chai Quốc Dương, đặt tại thị trấn Dương Đông, Phú Quốc.

Thời điểm đó, nhà máy của Unilever được coi là nhà máy sản xuất và đóng chai nước mắm có quy mô lớn nhất tại đây, với công suất lên tới 6 triệu lít/năm, bằng 50% tổng công suất các nhà thùng tại Phú Quốc khi đó gộp lại. Với nhãn hiệu Knorr Phú Quốc, Unilever không giấu tham vọng đưa nhãn hiệu nước mắm này phủ khắp đất nước, đồng thời hướng tới xuất khẩu.

Mức độ đầu tư của Unilever thời điểm đó được bà Nguyễn Thị Tịnh, nguyên Chủ tịch Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc, đánh giá là bài bản và hết sức cần thiết trong bối cảnh người tiêu dùng đang cần những sản phẩm đáp ứng chuẩn quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thế nhưng Unilever nhanh chóng hụt hơi. Nguyên nhân là doanh nghiệp định vị sản phẩm ở phân khúc cao cấp, với giá bán khó được tiếp nhận bởi đại đa số người tiêu dùng.

Nước mắm công nghiệp đè nước mắm truyền thống như thế nào? ảnh 1
Sản xuất nước mắm truyền thống ở Phan Thiết. Ảnh:Đình Hòa.

Giữa năm 2006, Masan chính thức gia nhập thị trường nước mắm với nhãn hiệu Chinsu. “Sinh sau đẻ muộn”, để xác lập được chỗ đứng, Masan không ngừng dội bom truyền thông và cho người tiêu dùng dùng thử sản phẩm miễn phí.

Thời điểm đó, không nhiều người tiêu dùng quan tâm đến độ đạm, lại giảm hứng thú với nước mắm truyền thống do mặn và đậm mùi. Doanh nghiệp này đã gia giảm độ đạm và mùi vị, biến nước mắm thành thứ nước chấm vừa miệng, có mùi nhẹ và dễ ăn hơn. Kết quả là họ thành công trong việc mang đến xu hướng tiêu dùng mới, được các bà nội trợ từ thành thị tới nông thôn đón nhận nhiệt tình.

Đặc biệt, với giá rẻ hơn nhiều so với nước mắm truyền thống (thời điểm đó chỉ 11.000-12.000 đồng/0,5 lít), chai nước mắm Chinsu và Nam Ngư của Masan nhanh chóng choán vị trí trong gian bếp của nhiều hộ gia đình.

Chỉ chưa tròn 1 năm sau đó, Masan qua mặt Unilever và các thương hiệu nước mắm truyền thống khác, chiếm vị trí số 1 và trở thành người dẫn dắt xu hướng thị trường. Thời gian sau, Masan còn chế biến nhiều loại nước mắm pha chế sẵn và cũng nhanh chóng được đón nhận.

Cuộc sàng lọc nghiệt ngã

Nước mắm truyền thống thường phải mất gần cả năm ủ ròng, trong khi nước mắm vốn được coi là “sáng pha chiều bán” của Masan liên tục tăng trưởng và chiếm thị phần, áp đảo quanh mức 70% nhiều năm sau đó. Đây cũng là ngành mang lại biên lợi nhuận gộp lên tới hơn 50% cho Masan.

Đại gia này đang sở hữu tới 90% tổng lợi nhuận chuỗi giá trị ngành nước mắm với 2 nhãn hiệu Chinsu và Nam Ngư. Theo Công ty chứng khóa ACB, doanh thu từ mảng nước mắm của Masan mỗi năm xấp xỉ 4.000-5.000 tỷ đồng.

Trong khi dung lượng thị trường có hạn, sự lớn mạnh của Masan đồng nghĩa việc co lại của hàng loạt thương hiệu khác. Trong cuộc cạnh tranh chật vật, nhiều thương hiệu đành rút khỏi cuộc chơi. Số khác buộc phải thay đổi và tìm ngách đi riêng, tránh chạm mặt Masan.

Năm 2010, Acecook cho ra đời nhãn hiệu nước mắm Đệ Nhất. Sản phẩm này cũng nhanh chóng chiếm sự chú ý của người tiêu dùng.

Theo nhận định của giới kinh doanh trong nghề, thời kỳ đầu thị phần của Đệ Nhất khoảng 3-5%, chỉ đứng sau Chinsu và Nam Ngư. Nhưng vài năm sau đó, hình ảnh chai nước nắm Đệ Nhất ngày càng vắng bóng.

Cuối năm 2013, Acecook chuyển giao thương hiệu này cho Công ty Nam Phương Việt Nam. Nước mắm Đệ Nhất đổi thành Đệ Nhất Barona, đánh dấu sự rút lui của Acecook khỏi thị trường.

Trong 1 diễn biến khác, giữa năm 2009, nước mắm Thuận Phát cũng chính thức về với tập đoàn ICP, minh chứng thêm cho cuộc đối đầu khó khăn của các doanh nghiệp truyền thống với gã khổng lồ Masan.

Trong khi đó, bằng việc thành lập Công ty cổ phần thực phẩm Hồng Phú năm 2009, đại gia ngành nhựa Ngọc Nghĩa chính thức gia nhập thị trường với 2 nhãn hiệu Kabin và Thái Long.

Đầu tư bài bản dây chuyền sản xuất hiện đại, với vốn đầu tư ban đầu lên tới 20,6 triệu USD và công suất 96 triệu lít nước mắm/năm, Ngọc Nghĩa tham vọng đưa nước chấm trở thành 1 trong 3 nhãn hàng lớn nhất vào năm 2013.

Ông chủ Ngọc Nghĩa vẫn giữ niềm tin sắt đá rằng trong tương lai mảng này sẽ đóng góp doanh thu chủ đạo cho tập đoàn. Nhưng cuộc chơi hao tiền tốn của và không cân sức này đã cuỗm mất của Ngọc Nghĩa khoản lỗ lũy kế 6 năm qua lên tới gần 1.000 tỷ đồng.

Khi mất chất đè nguyên chất

Áp lực quá lớn từ nước mắm công nghiệp đã khiến doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống như Liên Thành phải trở mình. Cũng trong năm 2009, Liên Thành xây dựng lại hệ thống phân phối, đồng thời thay đổi nhận diện thương hiệu.

Để chuyên tâm nghiên cứu và sản xuất, Liên Thành thuê Công ty Sao Việt xây dựng hệ thống phân phối riêng. Tuy nhiên, trước sức ép quá lớn từ các đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh, sự kết hợp của Liên Thành và Sao Việt nhanh chóng đứt gánh.

Liên Thành cũng như nhiều thương hiệu nước mắm truyền thống khác như Hưng Thịnh, Thanh Hà, Hạnh Phúc… đành ngậm ngùi nhìn Masan lần lượt bóc luôn chút thị phần ít ỏi của mình. Không ít doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất để bảo toàn sự tồn tại.

Bà Nguyễn Thị Tịnh cho hay từ 80 doanh nghiệp năm 2014, đến nay Hội nước mắm Phú Quốc chỉ còn 58 thành viên. Lý do là nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm, trong khi cuộc cạnh tranh với nước mắm công nghiệp khó hơn, nên nhiều doanh nghiệp không thể trụ nổi.

Theo nghiên cứu của Công ty Kantar Worldpanel, mỗi người dân Việt Nam sử dụng khoảng 4 lít nước mắm/năm. Với dân số năm 2016 là 93 triệu người thì mỗi năm người Việt sử dụng 372 triệu lít nước mắm.

Ông Ngô Quang Tú, Trưởng phòng Chế biến, bảo quản thủy sản - Cục Chế biến, nông lâm thủy sản và Nghề muối, nhìn nhận nước mắm chính là sản phẩm tiêu dùng hiếm hoi mà bất cứ người Việt nào cũng đều sử dụng hàng ngày. Đây là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp trong ngành.

Theo Zing
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.