Ở nơi mà một viên thuốc bệnh nhân cũng không mua?

Đó là nơi chỉ tin vào thần thánh, bác sĩ chỉ là "người trần mắt thịt". Đó là nơi, các bác sĩ phải tự gùi vaccine đến tận nhà từng người để xin tiêm chủng cho bọn trẻ...
Ở nơi mà một viên thuốc bệnh nhân cũng không mua?

40 nghìn đồng, số ấy đặt trong bối cảnh năm 2008 hoàn toàn chỉ còn mang ý nghĩa tượng trưng. Không thể trách các cán bộ y tế thôn bản nếu họ không thể làm việc, mà phải tìm kế sinh nhai khác để tự lo cho cuộc sống.

Một năm sau đó, chế độ phụ cấp cho cán bộ y tế thôn bản được Thủ tướng nâng lên mức 50% lương tối thiểu cho các xã vùng khó khăn, và 0,3 cho các xã còn lại. 50% này, hiện tương đương với hơn 500 nghìn đồng/tháng.

Nhưng có lẽ đã đến lúc người ta phải đặt câu hỏi rằng liệu cái mức phụ cấp "những" 500 nghìn đổng/tháng này đã đủ để xây dựng đội ngũ y tế thôn bản, hay xa hơn, là tạo ra những cán bộ có tâm với nghề, tận tụy với sức khoẻ nhân dân?

Ở nơi mà một viên thuốc bệnh nhân cũng không mua? ảnh 1

Một người bênh ở Đăk Phơi, huyện Đăk Lăk

Từ thành phố Buôn Ma Thuột, đi 60km theo quốc lộ 27 xuyên qua những cánh đổng lúa khô cháy vì hạn hán, bạn sẽ đến huyện ĐắkHồLăk, trái tim của tỉnh Đắk Lắk (và đây cũng là lý do mà tỉnh này mang tên ấy), giờ đã cạn khô. Những con voi có thể lội từ bờ này qua bờ kia hồ mà không ướt quá nửa lưng. Hồ cạn, cánh đồng cũng cháy. Từ hồ, đi tiếp thêm một quãng nữa, xuyên qua những rẫy cà phê, bạn sẽ đến xã Đăk Phơi, một trong những xã nghèo nhất Tây Nguyên, ở đó, trạm y tế xã nằm lọt thỏm giữa những rẫy cà phê xanh ngắt. Nó là một trong những công trình kiên cố hiếm hoi ở vùng quanh đó.

Từ trạm y tế xã Đăk Phơi, bạn đi tiếp thêm vài cây số nữa, đến khi không còn đường đất đỏ. Bạn đối diện với một con suối lớn. Bạn cởi giầy, lội qua con suối, lại đi bộ thêm một quãng đường đất nắng cháy da nữa. Bây giờ, bạn đã đến bản xa nhất của xã nghèo nhất của huyện nghèo bậc nhất Tây Nguyên. Ở đó, là những bệnh nhân đang cần chăm sóc y tế. Và quãng hành trình bạn vừa đi, xuyên suối xuyên đồi, là đường của một cán bộ y tế xã Đắk Phơi nếu muốn đến thăm khám cho người dân.

Ở đó bạn gặp H’Pôn, cô gái trẻ đang bế trên tay một đứa trẻ mới vài tháng tuổi, đứng dựa lưng vào cột nhà sàn để chờ chồng đi rẫy về. Đứa bé đang bị đau bụng. “Tội lắm” – H’Pôn nói bằng thứ tiếng Kinh ngọng nghịu. Nhưng hỏi cô đã cho nó đi khám ở đâu chưa thì chỉ khẽ lắc đầu. Có thể đường quá xa, hay là nhà neo người chưa thể đem con ra trạm y tế, hay như nhiều đồng bào M'Nông khác, H'Pôn chưa hẳn tin vào bác sỹ.

Ở nơi mà một viên thuốc bệnh nhân cũng không mua? ảnh 2

Các bác sĩ phải mang thuốc đến tận nhà dân để "xin" tiêm chủng cho bọn trẻ. Ảnh minh họa.

Bạn leo lên nhà sàn. Trên đó, có bà mẹ chồng của H'Pôn, có lẽ tuổi ngoài 50 nhưng trông đã già lắm. Bà mới mổ ruột thừa ở huyện về. Bà ngồi lặng lẽ trên một cái giường trải một chiếc chiếu rách. Hỏi đến thuốc men, bà đưa ra một nắm thuốc thập cẩm không biết đã được cấp cho từ lúc nào, thuốc bổ xen lẫn với thuốc trị bệnh. Chẳng bác sỹ nào ở đây để kiểm tra lại cho người phụ nữ này.

500.000 đồng/tháng, trong con số ấy là hàng chục cây số đường đất đỏ, là những buổi thăm khám với những bệnh nhân không biết tiếng Kinh, và đôi lúc "cứng đầu" đến mức chỉ tin vào thần thánh chứ không để con mình nằm lại điểu trị. Mọi thứ rất khác khi là một bác sỹ miền cao. Ở một trạm y tế phường tại Hà Nội hay TP.HCM, những đợt tiêm chủng mở rộng là những cuộc lấy số xếp hàng dài bất tận, đông nghẹt người. Còn ở đây, trải chiếu chờ cũng chẳng thấy đồng bào bế con đến. Các bác sỹ lại tự gùi vaccine lên vai, lội bộ qua những con đường đất đỏ để đến bản, xin được tiêm cho trẻ con. Đợt tiêm chủng thường vào mùa mưa: Những con đường đất đỏ lầy lội như bẫy chân người. Có bác sỹ ở Đăk Phơi kể, bản xa nhất cách trạm đến 40 cây số, phần lớn phải đi bộ vì lầy quá xe không đến nổi. Có những lần trượt ngã, vaccine trên vai rơi xuống. Lại quay lại trạm lấy vaccine đi tiếp. Đi nửa ngày mới đến được với bệnh nhân.

Ở nơi mà một viên thuốc bệnh nhân cũng không mua? ảnh 3

Bà con nơi đây không ý thức được nhu cầu y tế của mình. Ảnh báo Quảng ngãi.

500.000 đồng/ tháng, con số ấy tất nhiên không liên quan gì đến mục tiêu của ngành y tế về việc tăng cường đội ngũ bác sỹ thôn bản. Cho dù là chi tiêu ở vùng cao không bằng nơi thành phố, nhưng với mức lương cơ bản cộng phụ cấp, phần lớn họ vẫn phải tìm thêm những kế sinh nhai khác. Một nghịch lý: Cán bộ y tế không thể toàn tâm toàn ý trong khi người bệnh ở những vùng này lại cần sự quan tâm đặc biệt hơn, họ không tự ý thức được về nhu cầu y tế của mình.

500.000 đồng/tháng, và không gì khác ngoài vài chục nghìn đồng/ ngày trực. Bệnh nhân ở đây không có "phong bì". Nếu trạm xá hết thuốc bảo hiểm y tế, họ sẽ chấp nhận ra về mà không mua nổi một viên paracetamol giảm đau. Đồng bào không có tiền.

H'Pôn vẫn bế đứa con đứng ngoài trời, mắt cau lại vì nắng gắt. Đứa trẻ trên tay đã ngủ, thôi khóc vì cơn đau. Trông cô như đang chờ đợi một điều gì đó một sức mạnh nào có thể vượt qua con đường đất đỏ và con suối lớn kia để đến lo cho đứa con của mình. Nhưng chỉ có một cộng tác viên y tế thôn bản, đi một đôi dép đã mòn vẹt gót, khiêng chiếc xe đạp qua suối, đến hỏi thăm dăm ba câu bằng tiếng M'Nông. Anh ta cũng không có đủ khả năng khám bệnh cho đứa bé.

PV

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.