Phật giáo Việt Nam kiên định lý tưởng ‘Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội’

(Ngày Nay) - Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPG) nhiệm kỳ 2017- 2022 tiếp tục động viên tăng ni, phật tử, cùng toàn dân thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, sống hài hòa, đoàn kết hòa hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo bạn và các tầng lớp nhân dân.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chúc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022 thành công tốt đẹp. Ảnh VGP/Thành Chung
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chúc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022 thành công tốt đẹp. Ảnh VGP/Thành Chung

Sáng 21/11, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017- 2022 đã diễn ra trang trọng tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”.

Tham dự Đại hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Đại lão Hoà thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ GHPG Việt Nam; Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam; các hòa thượng, thượng tọa, đại đức tăng, ni trong Hội đồng chứng minh, Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam; Ban Trị sự GHPG Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, đại sứ quán các nước, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; các đoàn đại biểu Phật giáo nước ngoài và đại diện phật tử Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chúc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022 thành công tốt đẹp; tin tưởng rằng GHPG Việt Nam sẽ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, tiếp tục xây dựng GHPG Việt Nam phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc, kiên định theo lý tưởng “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, đóng góp xứng đáng vào các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Phật giáo Việt Nam kiên định lý tưởng ‘Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội’ ảnh 1Lịch sử Việt Nam ghi nhận thời nào Phật giáo cũng có những đóng góp xứng đáng cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước, gắn bó với dân tộc để "hộ quốc an dân". Ảnh VGP/Thành Chung

Phó Thủ tướng đánh giá trong gần 2.000 năm gắn bó và đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã góp phần to lớn vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Giáo lý Phật giáo đã thấm nhuần trong đời sống của đông đảo người Việt Nam. Giá trị tốt đẹp của Phật giáo đã góp phần hun đúc nên những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam.

“Lịch sử Việt Nam đã ghi nhận thời nào Phật giáo cũng có những đóng góp xứng đáng cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước, gắn bó với dân tộc để ‘hộ quốc an dân’”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020, cùng với toàn Đảng và toàn dân, tăng ni, tín đồ Phật giáo Việt Nam đã và đang đóng góp nhiều công sức, trí tuệ với những việc làm lợi đạo, ích đời, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, giúp đỡ người già cả, neo đơn, trẻ tàn tật, mồ côi, người khó khăn… thực hiện các chương trình tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ.

Lãnh đạo Chính phủ cũng nhìn nhận Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định sự phát triển về nhiều mặt, sự đoàn kết thống nhất và lớn mạnh của Phật giáo Việt Nam, cũng như thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo có truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn các đại biểu dự Đại hội sẽ sáng suốt lựa chọn và suy tôn, suy cử những vị chức sắc có đạo hạnh và trí tuệ, đủ uy tín và năng lực, xứng đáng là “thạch trụ tùng lâm” đảm trách các vị trí lãnh đạo trong bộ máy tổ chức của Trung ương GHPG Việt Nam, động viên tăng ni, phật tử, cùng toàn dân tiếp tục thực hiện tốt các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, sống hài hoà, đoàn kết hoà hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo bạn và các tầng lớp nhân dân.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục là cầu nối quan trọng giữa các hội phật tử Việt Nam, cũng như kiều bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương, cùng đồng bào trong nước chung tay xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Trước những thuận lợi, thách thức đối với quốc gia, dân tộc trong thời kỳ bùng nổ cách mạng khoa học công nghệ, hay một số thế lực thiếu thiện chí vẫn thường xuyên có những hành vi chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo, Phó Thủ tướng khẳng định: “Đảng và Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Bảo đảm sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực trong truyền thống dân tộc, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Không ngừng chăm lo phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho đồng bào có đạo và chức sắc các tôn giáo, thực hiện tốt việc tu hành chân chính và làm tròn bổn phận của công dân đối với Tổ quốc”.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm hơn nữa tới công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để tăng ni và đồng bào phật tử ở trong và ngoài nước cùng mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ về quan điểm tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và đoàn kết tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời, hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng hoạt động theo đúng pháp luật, tạo một môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ổn định, lành mạnh.

Phật giáo Việt Nam kiên định lý tưởng ‘Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội’ ảnh 2Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao tặng Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động cho các cá nhân của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh VGP/Thành Chung

Theo báo cáo của Hội đồng trị sự GHPG Việt Nam, công tác từ thiện xã hội là những hoạt động Phật sự đạo đức được Giáo hội quan tâm sâu sắc trong nhiệm kỳ 2012-2017. Theo đó, Giáo hội đã chỉ đạo các tăng ni, phật tử tích cực tham gia tập huấn, chống và giảm thiểu kỳ thị với những người bị nhiễm HIV/AIDS, vận động cứu trợ đồng bào bị thiên tai gần 7.000 tỷ đồng.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đánh giá cao và trân trọng biểu dương những kết quả hoạt động của toàn thể tăng ni, phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước đối với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong nhiệm kỳ qua. 

Ông Trần Thanh Mẫn mong muốn Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò là thành viên tích cực của MTTQ Việt Nam, luôn đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc, hưởng ứng và tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”.

* Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong phụng sự đạo pháp và dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Độc lập các hạng Nhất, Nhì, Ba cho 14 cá nhân; Huân chương Lao động Ba cho 2 cá nhân là các chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chủ tịch nước cũng quyết định tặng thưởng Huân chương Đại đoàn kết dân tộc cho 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 8 tập thể và 9 cá nhân thuộc thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng thưởng Bằng khen cho 41 cá nhân.

Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã trao Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đã trao Bằng khen cho các cá nhân được khen thưởng.

Thành Chung/Chinhphu.vn

Theo Chính phủ
TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.