Quốc hội sẽ mở cửa đón cử tri vào xem trực tiếp

(Ngày Nay) - Thời gian tới Quốc hội khuyến khích tranh luận trên hội trường, tường thuật trực tiếp mọi phiên họp, mở cửa đón cử tri vào quan sát trực tiếp...
Ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh Quốc hội phải huy động được trí tuệ của toàn dân. Ảnh: Q.H
Ông Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh Quốc hội phải huy động được trí tuệ của toàn dân. Ảnh: Q.H

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển trò chuyện với VnExpress về những đổi mới trong hoạt động Quốc hội.

- Ông nhìn nhận vấn đề đổi mới hoạt động nghị trường như thế nào?

- Quốc hội Việt Nam từ ngày tổng tuyển cử đầu tiên đến nay có “tuổi đời” 70 năm. So với lịch sử nghị viện thế giới thì chưa phải là dài, ví dụ Quốc hội Anh thành lập từ năm 1707, Quốc hội Nhật Bản năm 1889…, nghĩa là hàng trăm năm.

Chúng ta đổi mới hoạt động nghị trường trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, quan trọng là đúc rút bài học từ các khoá trước để Quốc hội thực hiện ngày càng tốt hơn sứ mệnh của mình trên các lĩnh vực: lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đặc biệt, Quốc hội phải đi đến cùng trong giám sát, để buộc các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm ý chí của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Muốn làm được điều đó, suy cho cùng Quốc hội phải huy động được trí tuệ của các đại biểu, các nhà quản lý, các nhà khoa học, chuyên gia và toàn dân. Ngoài ra, đổi mới hoạt động nghị trường phải theo hướng công khai, minh bạch, vì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân thì dân phải biết.

 -Ngoài việc đăng ký phát biểu bằng ấn nút điện tử, đại biểu có thể giơ biểu xin tranh luận. Ông có thể cho biết thêm thông tin về việc này?

- Trong phiên làm việc của Quốc hội, vì nút bấm điện tử như nhau, nên chủ toạ ngồi trên không biết đại biểu đăng ký phát biểu bình thường hay tranh luận. Do vậy, có đề xuất là bên cạnh nút bấm thì thiết kế thêm một tấm biển xin tranh luận.

Tổng thư ký Quốc hội đã cho làm các tấm biển đó rồi, ghi rõ số ghế ngồi của đại biểu, để khi đại biểu giơ lên chủ toạ nhận biết được người tranh luận. Đoàn chủ tịch trong lúc điều hành phiên họp sẽ hài hoà giữa các phát biểu bình thường và ý kiến tranh luận, sao cho phiên làm việc sâu hơn.

- Việc thêm phần tranh luận ảnh hưởng như thế nào đến thời gian làm việc của Quốc hội?

- Kỳ họp lần này đã nâng thời gian phát biểu kinh tế-xã hội từ một ngày lên hai ngày, thảo luận về ngân sách trước đây nửa ngày lên một ngày.

Ở đây có một vấn đề, đã là đại biểu thì phải thể hiện chính kiến và được quyền thể hiện chính kiến đó. Tôi đã đăng ký phát biểu mà đến lượt tôi thì hết giờ, giải quyết ra sao? Có thể kéo dài thời gian làm việc được không? Ví dụ phiên làm việc buổi chiều thường kết thúc lúc 17h, nếu quá giờ vẫn còn đại biểu bấm nút, giơ biển thì Quốc hội tiếp tục làm việc cho đến hết ý kiến mới nghỉ.

Hiện còn nhiều quan điểm khác xung quanh vấn đề trên. Ở nhiều nước, Quốc hội họp đến 11h, 12h đêm là bình thường. Ví dụ tôi vừa đi Phần Lan, Quốc hội chuẩn bị thông qua nghị quyết về ngân sách, họp từ 9h sáng, dự kiến đến 10h đêm mới xong. Hỏi tại sao lâu vậy thì họ giải thích nội dung này “chắc chắn là bàn bạc nhiều, họp đến bao giờ hết ý kiến thì thôi”.

- Với ý tưởng về một nghị trường minh bạch, toà nhà Quốc hội Đức được thiết kế mái vòm trong suốt, cử tri cũng như du khách đến đây đều có thể nhìn thấy phòng họp chính. Ông nghĩ sao về ý tưởng để cử tri Việt Nam cũng có thể vào quan sát các phiên họp của Quốc hội?

- Trong thập niên 1990, Quốc hội cho truyền hình trực tiếp phiên chất vấn đã là một sự đổi mới to lớn, sau đó là truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận về kinh tế-xã hội và một số nội dung quan trọng khác. 

Thời gian tới, ngoại trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước, tất cả các phiên làm việc sẽ được truyền hình trực tiếp. Và tất nhiên, Quốc hội sẽ mở cửa đón cử tri vào quan sát các phiên làm việc. Tại sao không? Tất nhiên là cử tri khi vào, ngồi trở tầng trên quan sát xuống hội trường Diên Hồng - phòng họp chính của toà nhà Quốc hội, thì phải đảm bảo an ninh, trật tự.

Quốc hội sẽ mở cửa đón cử tri vào xem trực tiếp ảnh 1Quốc hội khuyến khích tranh luận trên hội trường. Ảnh: Giang Huy

- Để tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội cần tiến hành những công việc cụ thể nào?

- Có rất nhiều việc phải tiến hành đồng bộ, cả trước mắt và lâu dài. Một trong những bước quan trọng hiện nay là nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của hội đồng dân tộc và các uỷ ban. Ví dụ, dự án luật Chính phủ trình ra, Quốc hội xem xét nhưng cơ quan nào giúp thẩm tra và cung cấp các dữ liệu để thảo luận, đó chính là những công việc trong phòng họp của các uỷ ban.

Một việc khác là cải tiến cách thức thảo luận trên nghị trường. Thông thường đại biểu nêu ý kiến “một chiều”, ít ai trao đổi hay phản biện, trong khi nếu có tranh luận thì mới làm sáng tỏ vấn đề, làm rõ đúng sai.

Theo Vnexpress
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.