Sài Gòn, Hà Nội sẽ trả giá cho việc phát triển tàu điện không đồng bộ

(Ngày Nay) - Các chuyên gia Nhật và Đức cho rằng Hà Nội và Sài Gòn sẽ phải trả giá cho việc phát triển tàu điện ngầm do nhiều nước chế tạo, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nói.
Tàu điện đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) do Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Quỳnh Trang.
Tàu điện đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) do Trung Quốc chế tạo. Ảnh: Quỳnh Trang.

Sáng 29/7, trong phần chia sẻ bài học kinh nghiệm đầu tư, phát triển hệ thống giao thông ở thủ đô với lãnh đạo TP.HCM, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đề cập tới những khuyến cáo của chuyên gia nước ngoài về quá trình phát triển tàu điện ngầm tại Việt Nam.

Ông Chung cho hay mình đã đi nhiều nước trên thế giới có hệ thống tàu điện ngầm phát triển để học hỏi kinh nghiệm.

Khi tới Bắc Kinh (Trung Quốc), các bạn khuyên Hà Nội không nên phát triển tàu điện ngầm với các hệ thống điều hành khác nhau, phát triển các tuyến với nhiều loại đầu tàu, toa tàu do các nước khác nhau sản xuất. Chuyên gia phân tích nếu mỗi đoàn tàu điện lại do một nước chế tạo, cung cấp thiết bị thì sau này Hà Nội sẽ gặp khó trong việc tích hợp chúng chung vào một hệ thống điều hành để quản lý - ông Chung chia sẻ.
Sài Gòn, Hà Nội sẽ trả giá cho việc phát triển tàu điện không đồng bộ ảnh 1Lãnh đạo Hà Nội và TP.HCM tại buổi chia sẻ kinh nghiệm. Ảnh: Quang Anh.

Theo người đứng đầu chính quyền thủ đô, khi ông tiếp xúc với các chuyên gia Nhật và Đức, họ cho rằng Hà Nội và TP.HCM sẽ phải trả giá cho việc phát triển tàu điện ngầm do nhiều nước chế tạo. Họ nói thứ nhất sẽ khó để tích hợp phầm mềm các hãng lại với nhau; thứ hai khi phát triển hệ thống đầu tàu và toa tàu với số lượng ít như thế sẽ khiến việc bảo dưỡng, bảo hành sau này rất đắt đỏ.

“Chúng tôi có hỏi các chuyên gia việc tích hợp các đoàn tàu của Trung Quốc và Nhật mà Hà Nội đang phát triển thế nào nhưng họ không trả lời được”, ông Chung chia sẻ; đồng thời ông nói những năm 1960 Tokyo từng phát triển tàu điện ngầm như ở Hà Nội hiện nay (nhiều nhà cung cấp thiết bị, đầu máy, toa tàu - PV) nhưng giờ đã thay đổi. Tokyo chỉ mua và phát triển hệ thống đầu tàu, toa xe của một hãng để bảo trì cho rẻ.

Từ kinh nghiệm học hỏi được ở nước ngoài, ông Chung nói thành phố đi đến thống nhất sẽ mời các doanh nghiệp ở Tokyo đến tư vấn phát triển hệ thống tàu điện ngầm cho Hà Nội.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh những bài học kinh nghiệm mà lãnh đạo Hà Nội chia sẻ rất thiết thực với TP.HCM. “Chúng tôi sẽ tiếp thu và học tập”, ông Nhân nói.

Theo ông Nhân, phát triển tàu điện ngầm ở TP.HCM khá giống Hà Nội khi mỗi nhánh lại của một nhà đầu tư nên cần nghiên cứu nghiêm túc.

Theo Zing
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.