Sạt lở bủa vây người dân miền Tây

(Ngày Nay) - Người dân sống ven sông miền Tây đang lo âu sau khi "thủy thần" liên tục nuốt chửng nhà, rừng phòng hộ, kè đê biển, đường sá... trong phút chốc.
    Hàng nghìn ngôi nhà ven sông chợ Vàm Đầm (Cà Mau) đang đối mặt sạt lở cao.
    Hàng nghìn ngôi nhà ven sông chợ Vàm Đầm (Cà Mau) đang đối mặt sạt lở cao.

    Hai ngày trôi qua sau sự cố bờ sông Vàm Nao - đoạn qua xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới, An Giang - sạt lở trên 160 m, ăn sâu vào đất liền hơn 50 m, làm 16 căn bị sụp xuống sông, người dân ở đây bao trùm nỗi lo âu. Nhiều gia đình phải sống tạm bợ vật vờ.

    Hiện "hố xoáy" tiếp tục lấn đất liền, khiến giao thông liên xã Mỹ Hội Đông đi Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới bị chia cắt. Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền đã bố trí các hộ có nhà bị sạt lở ở tạm tại Trường tiểu học A Vĩnh Hội Đông. Riêng học sinh của trường này được cho nghỉ trong hai ngày 24 và 25/4.

    Địa phương cũng tính đến phương án đề xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển các học sinh đến cơ sở khác học tạm, nếu sạt lở tiếp tục xảy ra trong vài ngày tới. Ngoài ra, tỉnh cũng gấp rút triển khai xây dựng khu dân cư vượt lũ nhằm bố trí khoảng 200 nền cho bà con vùng bị ảnh hưởng sạt lở.

    Sạt lở bủa vây người dân miền Tây ảnh 1Khu vực sạt lở ven sông Vàm Nao (An Giang) vẫn chưa cho thấy có dấu hiệu dừng lại.

    Ông Trần Văn Bi - một trong 16 hộ dân có nhà bị nhấn chìm ba hôm trước - chưa hết thất thần, nói: "Gia đình tôi và các hộ xung quanh đã chuyển đồ đạc trước khi sạt lở hai ngày vì cảm thấy nhà rung lắc. Tuy nhiên, những ngày qua và sắp tới chúng tôi không biết nương tựa ở đâu vì nhà mình không còn", ông lo lắng.

    Đã mấy ngày trôi qua nhưng chị Lê Thị Chính khi nhắm mắt lại vẫn thấy giây phút những căn nhà rung chuyển rồi chìm dần xuống lòng sông. "Cảnh tượng hôm đó rất hoảng loạn, mạnh ai nấy chạy, có người té ngã sưng cả đầu", chị kể.

    Còn bà Trần Thị Hiệp cho biết mấy hôm nay người dân kế bên khu sạt lở luôn nơm nớp lo sợ. "Những hộ dân có nhà phía trên như gia đình tôi cũng ăn ngủ không yên", bà Hiệp nói và cho biết nhiều gia đình đã sơ tán đồ đạc, con cái đi nơi khác.

    Riêng các hộ cùng dãy với 16 căn nhà bị nuốt chửng dù đã di chuyển đồ đạc lên bờ, song họ vẫn chần chừ chưa muốn đi vì còn luyến tiếc căn nhà. Một số người cứ vào ra xem nhà của mình có bị "thủy thần" ngoạm chưa.

    Ông Võ Minh Thao - Phó chủ tịch UBND huyện Chợ Mới - cho biết hiện khu vực sạt lở được chốt chặn hai đầu, lực lượng chức năng luôn túc trực sẵn sàng ứng phó, và hỗ trợ người dân khi có sự cố. "Chúng tôi còn thường xuyên tuyên truyền trên loa phát thanh để người dân ý thức không vào vùng nguy hiểm", ông Thao nói.

    Không chỉ riêng An Giang, nhiều địa phương khác ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đang canh cánh nỗi lo sạt lở. Tại cửa biển Vàm Xoáy, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), hàng nghìn hộ dân sống trong tâm trạng thấp thỏm từng ngày.

    Dọc theo cửa biển Vàm Xoáy, những vạt rừng mênh mông ngày trước như "lá chắn" bảo vệ người dân xứ Mũi đã không còn. Thay vào đó là những dãy đất nhô lên, lõm xuống nằm trơ trọi cách xa bờ hàng chục mét, bị sóng đánh liên hồi.

    Anh Nguyễn Công Tuấn than rằng sạt lở như là "hung thần" rình rập, có thể cuốn trôi nhà cửa, tài sản, thậm chí là tính mạng của người dân vùng này bất cứ lúc nào. "Người dân vùng sông nước thích cất nhà theo các tuyến sông, nhưng giờ họ phải 'chạy làng' lên bờ", anh Tuấn nói. 

    Sạt lở không chỉ có ở ven cửa biển, mà nó còn xuất hiện theo các tuyến sông. Người dân ở chợ Vàm Đầm (xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) vẫn chưa quên được đợt sạt lở làm 16 căn nhà bị nhấn chìm 9 năm trước. Hai năm sau, 16 căn khác và một cây xăng cũng bị "hà bá" nuốt chửng trong đêm.

    Đau lòng nhất là vụ sạt lở ở ven sông Cửa Lớn (xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn) vào đêm 15/7/2007 làm bốn người cùng ngôi nhà bị cuốn xuống lòng sông, hai ngày sau các thi thể mới được tìm thấy.

    Ông Tô Quốc Nam - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cà Mau - cho biết sạt lở đang diễn ra ở ven biển Đông và biển Tây, bình quân ăn vào đất liền từ 20 đến 25 m mỗi năm, cá biệt có nơi lên đến 50 m. Mỗi năm bờ biển Cà Mau mất hơn 450 ha đất.

    Tại tỉnh Bạc Liêu cũng có hàng chục km đất nằm chạy dài theo các cửa sông, cửa biển thuộc huyện Đông Hải, Phước Long và Giá Rai. Những năm gần đây sạt lở diễn ra gay gắt, có đến hàng nghìn hộ dân cần được di dời khẩn cấp.

    Điểm nóng của sạt lở đang diễn ra tại cửa biển Gành Hào (huyện Đông Hải). Tuyến kè ở đây đã bị sóng đánh vỡ toác, nhiều nhà dân gần bờ biển phải di dời. "Những đêm nước lên sóng biển đánh mạnh vào thân kè cao 3-4 m, làm đất phía trong rung bần bật, trẻ con được gửi ngủ nhờ tại nhà người quen sâu bên trong", bà Hồ Thị Dân cho biết.

    Sạt lở bủa vây người dân miền Tây ảnh 2Hàng chục mét kè bêtông kiên cố ở đê biển Gành Hào, Bạc Liêu bị sóng đánh hư hỏng trong một đêm.

    Riêng ở Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ... nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị cuốn trôi xuống sông. Năm 2014, bờ sông Tiền (Cao Lãnh) xảy ra sạt lở với chiều dài 100 m, ăn vào đất liền hơn 25 m, xoáy sâu xuống lòng sông 20 m. Tỉnh Đồng Tháp khi đó đã khắc phục hậu quả 9 tỷ đồng nhưng sau đó tình trạng này tiếp tục tái diễn.

    Trước tình trạng sạt lở xảy ra cho thấy chưa có dấu hiệu dừng lại, Bạc Liêu và An Giang, Đồng Tháp đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh tế địa phương.

    Theo Vnexpress
    Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
    Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
    (Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
    Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
    Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
    (Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
    Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
    Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
    (Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
    Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
    "Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
    (Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.
    Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
    Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
    (Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.