Sinh viên đang phí 4, 5 năm cho những bài giảng 'xa ngàn dặm'

Đó là nhận xét của giáo sư Pierre Darriulat, người vừa nhận giải thưởng “Vì sự nghiệp Văn hóa và Giáo dục” của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh.
Sinh viên đang phí 4, 5 năm cho những bài giảng 'xa ngàn dặm'

Tháng 3 vừa qua, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh đã tổ chức lễ trao Giải văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ 9 – 2016 tại TP.HCM. Giải thưởng “Vì sự nghiệp Văn hóa và Giáo dục” năm 2016 được trao cho Giáo sư Pierre Darriulat và Giáo sư Trịnh Xuân Thuận.

Sinh viên đang phí 4, 5 năm cho những bài giảng 'xa ngàn dặm' ảnh 1

Giáo sư Pierre Darriulat tại Lễ trao giải. (Ảnh: Trâm Anh)

Trong khoảng thời gian 16 năm sống và làm việc tại Việt Nam, giáo sư Pierre Darriulat thiết tha đến mọi mặt của đời sống, đặc biệt ông trăn trở về sự phát triển về khoa học và giáo dục của Việt Nam, đất nước mà ông gắn bó như một tổ quốc thứ hai.

Ông đã dành phần lớn nội dung trong diễn từ nhận giải để bàn về những trăn trở của ông đối với nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

Sinh viên đang phải học kiến thức lạc hậu từ 60 năm trước đây

Ở phần đầu diễn từ, giáo sư Pierre Darriulat khẳng định rằng phát triển văn hóa và giáo dục là điều kiện tiên quyết cho sự tiến bộ của đất nước. Phát triển giáo dục và văn hóa sẽ kéo theo sự phát triển của những lĩnh vực khác.

Nhìn vào thực trạng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay, giáo sư cho biết, rất nhiều sinh viên đại học phải lãng phí 4 đến 5 năm quý giá nhất cuộc đời mình để nghe những bài giảng mà chất lượng của nó cách xa "hàng dặm" so với những gì mà họ đáng được học.

“Trong nhiều lớp vật lý hạt nhân, nhiều kiến thức lạc hậu mà tôi đã học cách đây 60 năm khi còn là sinh viên vẫn đang được giảng dạy”, ông nói.

Điều đáng buồn là, trong hơn hai mươi năm qua, chúng ta vẫn chưa thể để đào tạo ra được một nhóm các kỹ sư, nhà khoa học những người có thể làm chủ được việc xây dựng, vận hành, khai thác và bảo dưỡng nhà máy điện hạt nhân mà chúng ta sẽ xây dựng trong tương lai, giáo sư nhận định.

Trước thực trạng ấy, giáo sư khuyến nghị chúng ta phải xem xét lại cần loại đại học nào để phục vụ tốt nhất cho lợi ích dân tộc và phải chú trọng hơn nữa đến hướng nghiệp. Chúng ta cần phải làm rõ, để phát triển phải cần bao nhiêu công nhân, kỹ thuật viên và kỹ sư; cũng như vậy, phải xác định sự cân bằng tỉ lệ giữa các ngành nghề như thế nào: cần bao nhiêu bác sĩ, bao nhiêu y tá, bao nhiêu kiến ​​trúc sư, bao nhiêu giáo viên và bao nhiêu nông dân.

Cái nôi đào tạo lao động giá rẻ và nạn chảy máu chất xám

Một trong những vấn đề khiến giáo sư Pierre Darriulat trăn trở đó là giáo dục đại học đang đào tạo quá nhiều sinh viên cho khu vực thứ ba như tiếp thị, ngân hàng, quản lý. Những cái tên mỹ miều này thường giấu đi sự thật là nguồn cung cấp lao động giá rẻ từ những nước đang phát triển cho toàn cầu hóa dưới hình thức kinh tế thị trường.

Theo ông, trước khi dạy tiếp thị, chúng ta nên dạy cách tạo ra những sản phẩm có thể cần tiếp thị; trước khi dạy quản lý, chúng ta nên dạy những kỹ năng, mà tương lai sẽ cần phải quản lý. Nếu không chúng ta sẽ chỉ tạo ra các nhà quản lý, những người sẽ không có ai để quản lý ngoài bản thân họ.

Giáo sư cũng chỉ ra thực trạng chảy máu chất xám và việc gửi con em đi du học tràn lan chỉ để kiếm những tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ mà chưa xác định được kỹ năng nào cần phải học hỏi cho đất nước. Qua đó, giáo sư nhận thấy đầu tư của nhà nước cho công tác đào tạo ngoài nước chỉ đơn giản là bị lãng phí.

“Tệ hơn nữa, nó tạo điều kiện thuận lợi cho nạn chảy máu chất xám tai hại cho đất nước. Dành số tiền này để hỗ trợ cho những người trong nước với quyết tâm thay đổi sẽ tốt hơn nhiều”, giáo sư nói.

Để nhân tài trẻ đóng góp cho đất nước, giáo sư Pierre Darriulat tin rằng cần phải tạo cho họ niềm tin vào sự hỗ trợ dài hạn, cho họ cơ sở để tự hào về những thành tựu đạt được, đem lại cho họ cảm giác được phục vụ một đất nước mà đóng góp của họ được ghi nhận.

Cần đào tạo nên những công dân trẻ có trách nhiệm

Theo giáo sư nhận xét, thế giới quanh ta đang liên tục thay đổi, ngày nay tốc độ thay đổi nhanh hơn nhiều so với trước đây. “Chúng ta cần phải đào tạo nên những công dân trẻ có trách nhiệm, những người nhìn ra thế giới với con mắt mở rộng, những người có chính kiến, có thể thích ứng nhanh với môi trường mới.”

Sinh viên đang phí 4, 5 năm cho những bài giảng 'xa ngàn dặm' ảnh 2

Giáo sư Pierre Darriulat cùng các thành viên trong nhóm nghiên cứu. (Ảnh: TL)

Phải đào tạo nên những người có thể bác bỏ những học thuyết và giáo điều, những người có khả năng chiến đấu chống lại sự trì trệ, quan liêu và bảo thủ, những người biết nổi giận khi chứng kiến những điều chướng tai gai mắt đi ngược với đạo đức xã hội.

Phải đào tạo nên những người có thể thay đổi những luật lệ điều hành xã hội khi thế giới quanh ta đòi hỏi, họ phải là những người không chỉ đơn giản áp dụng một cách mù quáng những quy tắc lỗi thời là nguyên nhân của sự xơ cứng và tê liệt của xã hội.

Để thành công, chúng ta cần phải tin tưởng vào thế hệ trẻ nhiều hơn nhiều so hiện nay. Chúng ta cần phải dựa vào sự nhiệt tình, năng lượng, tài năng, sự hào phóng, niềm tin của họ vào tương lai mà ở đó họ là những nhân vật chính.

“Chúng ta cần phải trao cho họ (thế hệ trẻ) cơ hội để mang lại cho đất nước nguồn không khí trong lành mà chúng ta rất cần để thở sâu hơn... Tương lai của đất nước nằm trong tay họ, những bàn tay của thế hệ Đổi Mới.”, Giáo sư Pierre Darriulat khuyến nghị.

Theo ông, giới đã không phải chịu đựng những cuộc chiến tranh, đói khổ, những nỗi đau, nỗi buồn, sự áp bức mà cha mẹ và ông bà họ đã phải chịu đựng. Họ được thừa hưởng từ ông bà cha mẹ độc lập và tự do, vì vậy mục tiêu của họ không còn là chiến thắng trong những cuộc chiến tranh mà là chiến thắng trong hòa bình. Sự nghiệp ấy cũng cao quý như sự nghiệp mà các bậc cha mẹ và ông bà đã từng chiến đấu. Điều đó vừa cao quý nhưng cũng đồng thời là thử thách.

"Chúng ta phải làm hết sức mình để ủng hộ và động viên thế hệ trẻ thực hiện nhiệm vụ; trang bị cho họ những công cụ giúp họ vượt qua những khó khăn trở ngại trong tương lai”.

Bạn có đồng tình hay có ý kiến khác với quan điểm của Giáo sư Pierre Darriulat? Bạn thấy nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học còn vấn đề gì đang tồn tại?

Mời độc giả gửi ý kiến của mình về địa chỉ email toasoan@ngaynay.vn hoặc qua phần Ý kiến bạn đọc phía dưới bài viết.

* Người chuyển dịch bài Diễn từ của GS Pierre Darriulat là ông Phạm Ngọc Diệp.

Danh Tuyên lược thuật

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.