Sợ bị trù ẻo, dân bỏ làng cùng nhau "trốn" vào rừng

Tại cuộc họp, bà con cho biết lý do bỏ làng đi là do có nhiều trường hợp “chết xấu” xảy ra liên tục, nghi là bị trù ẻo bởi một người đang bà tên L.
Sợ bị trù ẻo, dân bỏ làng cùng nhau "trốn" vào rừng

Trước đây, người dân thôn 8B (xã Phước Lộc, H. Phước Sơn, Quảng Nam) chủ yếu sống với hình thức du canh, du cư phân tán khắp nơi. Tuy nhiên, qua thời gian dài, khó khăn lắm chính quyền địa phương mới vận động người dân, sau đó san lấp mặt bằng cạnh thôn 8A để họ về sống tập trung theo cộng đồng. Nhờ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước nên cuộc sống người dân nơi đây được no ấm, đi vào ổn định. Thế nhưng hơn tháng nay, quá nửa số hộ dân trong thôn bỏ nhà trở lại rừng núi vì cho rằng họ bị “trù ẻo”.

Sợ bị trù ẻo, dân bỏ làng cùng nhau "trốn" vào rừng - anh 1

Dấu tích ngôi làng với hàng chục ngôi nhà chỉ còn lại nền móng trơ trọi.

Trước tình hình trên, ông Đỗ Văn Xuân, Bí thư Huyện ủy Phước Sơn cùng đoàn công tác đã đến thăm, tìm hiểu nguyên nhân cũng như tâm tư tình cảm của người dân để có hướng giải quyết. Lúc này, khó khăn lắm cán bộ xã Phước Lộc mới tập trung đông đủ bà con thôn 8B về lại nhà làng cũ để họp với các lãnh đạo huyện. Tại cuộc họp, bà con cho biết lý do bỏ làng đi là do có nhiều trường hợp “chết xấu” xảy ra liên tục. “Tính từ năm 2009 đến nay đã có 7 trường hợp tử vong, trong đó có 3 trẻ em và 4 người lớn. Đáng nói hơn, bà con cho rằng nguyên nhân dẫn đến các cái chết là do một người phụ nữ ở thôn 8A đến cúng vái và rải máu gà trắng để trù ẻo”, ông Hồ Văn Sách, trưởng thôn 8B cho biết.
Sợ bị trù ẻo, dân bỏ làng cùng nhau "trốn" vào rừng - anh 2

Người dân thôn 8B hoang mang, sợ sệt vì cho rằng đã bị “trù ẻo”.

Được biết, người phụ nữ trên là H.T.L. Bà L. nguyên là cán bộ dân số của xã Phước Lộc. Nguyên nhân lúc này mới được hé mở, trước đó trên rẫy của bà L. có trồng một đám mía. Thấy mía, trẻ con trong thôn 8B đến trộm vài cây để ăn. Thế nhưng trong một đêm sau đó, một người trong làng thấy bà L. âm thầm đem máu gà trắng vãi xung quanh nhà trong thôn kèm theo những lời khấn vái (theo quan niệm người dân nơi đây, khi có mối thù ghét với ai, chỉ cần bắt con gà trắng cắt lấy tiết đem vãi quanh ngôi nhà với những câu “thần chú” kèm theo thì gia đình đó sẽ gặp nạn). Với suy nghĩ trên, kết hợp với những cái chết không rõ nguyên nhân của các cháu nhỏ trong thôn nên người dân cho rằng sự “trù ẻo” của bà L. đã linh nghiệm.

Trước đó, trong một lần tác nghiệp tại đây, chúng tôi phát hiện nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang không có người ở. Hỏi thăm thì người dân cho rằng họ đã vào rừng sống cả rồi. Nguyên nhân tại sao thì không ai dám nói. Ai cũng ái ngại và lẩn tránh không dám nhắc đến tên bà L. gắn liền với câu chuyện trên. Tuy nhiên, khi có đoàn công tác của huyện vào tìm hiểu thì trưởng thôn mới dám mở lời.

Ông Hồ Văn A (thôn 8B) có con nhỏ vừa mới mất cho biết: “Con mình bị đau, cán bộ xã khuyên nên đưa ra huyện để chữa trị, họ cho 1 triệu đồng đi xe, nhưng mình biết bệnh của nó nên không đưa đi. Nó bị con ma bắt sao chữa cho khỏi. Chỉ có nhờ thầy về cúng thôi. Cúng 3 ngày 3 đêm nhưng nó vẫn không sống nỗi. Sau khi con mình chết, mình sợ lắm, không dám ở trong làng này nữa. Làng đã bị ma ám rồi. Sợ gia đình có người chết nữa nên mình vào rừng dựng lều, đưa vợ con lên ở, không dám ở đây nữa”.

Sợ bị trù ẻo, dân bỏ làng cùng nhau "trốn" vào rừng - anh 3

Ông Hồ Văn Sách – Trưởng thôn 8B nói về những cái “chết xấu” trong làng.

Trước tình trạng người dân liên tục rời bỏ làng vào rừng sinh sống, đại diện già làng cho rằng, để hóa giải lời “trù ẻo” trên, chính quyền xã phải làm một con heo đen. Lấy máu con heo đen làm vật hóa giải thì lời “trù ẻo” sẽ không còn linh nghiệm. Sau khi lắng nghe ý kiến của người dân, lãnh đạo huyện và đại diện các ban ngành đã ghi nhận những tâm tư nguyện vọng cũng như các ý kiến đề xuất giải quyết vụ việc của bà con nhằm có hướng giải quyết.

Chiều ngày 25/6, trao đổi với chúng tôi tại xã Phước Lộc, ông Mai Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND H. Phước Sơn cho biết: “Tình trạng 16 hộ dân của thôn 8B bỏ làng vào rừng ở là có thật. Huyện đã tuyên truyền, vận động người dân không nên mê tín, tin vào các hủ tục lạc hậu, vì các cái chết này xảy ra hầu hết là do bệnh tật. Thế nhưng người dân vẫn sợ, không dám ở làng cũ. Theo đó qua làm việc, bà con cho rằng phải bố trí đất nơi khác thì họ mới quay về ở. Nhưng ở khu vực miền núi cao này, để có mặt bằng cho một làng dựng nhà ở không phải dễ. Tuy nhiên, vì mong muốn của người dân, hiện chúng tôi đã lên kế hoạch ủi mặt bằng khác gần đó để người dân quay về dựng nhà”.

Chiều muộn, chúng tôi tìm đến nơi ở cũ của người dân thôn 8B. Dấu tích ngôi làng chỉ còn lại nền móng trơ trọi. Thấy chúng tôi đến ghi hình, những ánh mắt lấp ló của người dân từ các túp lều trên đỉnh núi nhìn xuống một cách đầy lo lắng và sợ sệt.

“Phước Lộc là xã vùng sâu của H. Phước Sơn, giáp với tỉnh Kon Tum. Đây là xã duy nhất của H. Phước Sơn đến nay vẫn chưa có điện. Toàn xã có đến 86% hộ nghèo. Nằm dưới đỉnh Ngọc Linh, thôn 8B với đa số người Giẻ Triêng sinh sống. Do tách biệt với thế giới bên ngoài nên các hủ tục còn tồn tại trong tâm thức người dân nơi đây”, ông Lưu Huyền Thoại, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Lộc cho biết.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.