‘Sợi dây kinh nghiệm cứ rút năm này qua năm khác'

Chủ tịch Quốc hội đồng ý với tờ trình đề xuất lấy nguồn vốn trái phiếu để đền bù cho dự án hồ Tả Tạch và nhắc nhở "sợi dây kinh nghiệm cứ rút năm này qua này qua năm khác".
‘Sợi dây kinh nghiệm cứ rút năm này qua năm khác'

Ngày 16/8, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tờ trình của Chính phủ đề xuất sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012-2015 của dự án hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) cho hợp phần bồi thường, di dân tái định cư.

Theo tờ trình của Chính phủ, dự án không thực hiện được chủ trương “đất đổi đất”, trong đền bù giải phóng mặt bằng về di dân tái định cư vì quỹ đất lâm nghiệp ở các lâm trường, tổ chức của tỉnh Thừa Thiên Huế có hạn.

Do đó, Chính phủ đề xuất sử dụng 77,4 tỷ đồng trong số 150 tỷ đồng vốn trái phiếu dự phòng giai đoạn 2012-2015 của dự án hồ Tả Trạch để đền bù cho các hộ dân, nhằm xử lý dứt điểm việc khiếu kiện kéo dài (10 năm).

Qua thảo luận, đa số ý kiến thành viên đánh giá dự án hồ Tả Trạch rất quan trọng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nhưng thời gian qua, hợp phần đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư vẫn còn chưa xử lý được khoản đổi đất nông nghiệp cho dân dẫn tới khiếu kiện kéo dài.

Các thành viên cũng nhất trí với quan điểm không làm cho dân thiệt thòi khi thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội chỉ đạo dùng các nguồn lực đền bù cho dân.

Trong tờ trình, Chính phủ xin rút kinh ghiệm về dự án kéo dài này. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận định: "Sợi dây kinh nghiệm cứ rút năm này qua tháng khác. Xin nói rõ đây là 2 hợp phần khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một cái tên là hồ Tả Trạch. Đây vẫn là tiền nhà nước, việc sử dụng tiền phải minh bạch, chứ không phải lấy cái này đưa qua cái kia, rồi lấy cái kia đắp qua cái khác”.

‘Sợi dây kinh nghiệm cứ rút năm này qua năm khác' ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho ý kiến về tờ trình của Chính phủ. Ảnh:Quochoi.vn

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc xử lý dứt điểm tồn tại thì Chính phủ phải có trách nhiệm lo cho dân. “Liên quan tới giải quyết cho dân nên đồng ý đề xuất, cho Chính phủ tiếp tục rút nghiệm một lần nữa đối với vấn đề này”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Trong khi đó, Phó chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị phải giải quyết cho dân chứ không thể kéo dài nữa. “Bao hộ dân sẽ ở đâu, sinh hoạt ăn ở ra sao? Tôi quan tâm chuyện đó hơn là bỏ tiền ra. Đưa tiền cho dân rồi thì có yên dân chưa, ổn định cuộc sống chưa, có nghề nghiệp chưa?”, ông Tỵ nói.

Ông Đỗ Bá Tỵ cũng cho rằng, đề xuất được chấp nhận thì tạo tiền lệ cho dự án khác. Tuy nhiên, ông cũng đồng tình với Chủ tịch Quốc hội là phải lo cho dân.

"Quyết thì phải quyết nhưng có triệt để hay không thì phải tính toán, chứ nếu không mai kia lại khó khăn, dân tiếp tục khiếu kiện vì không có nhà ở, nghề nghiệp, lại gây hậu quả tiếp theo. Cứ rút kinh nghiệm mãi thế này thì cũng rất gay”, ông Tỵ lo ngại.

Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu các cơ quan liên quan đến dự án phải rút kinh nghiệm nghiêm khắc để không xảy ra tình trạng như vừa rồi.

Theo Zing News

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.