Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương

Trải qua hơn 110 năm tồn tại và phát triển, giờ đây trước yêu cầu về đảm bảo môi trường, Nhà máy liên hợp dệt Nam Định phải di dời về khu công nghiệp Hòa Xá làm nhiều người tiếc nuối.
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 1

Nhà máy dệt Nam Định từng là một cơ sở nghiên cứu về tơ lụa, do Toàn quyền Đông Dương De Lanessan lập ra. Ảnh: Công Đạt

Nhà máy Dệt lụa Nam Định từng được biết đến là nhà máy lớn nhất xứ Đông Dương. Nhà máy có tiền thân là một cơ sở nghiên cứu về tơ lụa, do Toàn quyền Đông Dương De Lanessan (1887–1888) lập ra.

Đến năm 1898 Toàn quyền Paul Doumer cho phép lập một nhà máy tơ chạy bằng hơi nước với sáu lò hơi đặt ngay tại trung tâm Tp. Nam Định.

Tới năm 1924, nhà máy có 6.000 công nhân. Cuối năm 1939 nhà máy đã có tới 3 nhà sợi, 3 nhà dệt, một xưởng nhuộm, một xưởng chăn, một xưởng cơ khí và một xưởng động lực.

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 2
Hiện tại, một số phân xưởng dệt và sợi vẫn hoạt động trong khuôn viên Nhà máy dệt Nam Định. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 3
Ngoài phân xưởng nhuộm với mức độc hại cao đã ưu tiên di dời trước sang khu công nghiệp Hòa Xá, những công đoạn khác của Nhà máy dệt Nam Định vẫn hoạt động bình thường. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 4
Người công nhân phân xưởng sợi bên chiếc máy dệt có tuổi thọ lớn tuổi một đời người. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 5
Một góc nhà máy sợi trong khu tổ hợp hiện tại vẫn đang hoạt động. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 6
Sợi vải được kéo lên máy dệt theo quy trình tự động hoàn toàn. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 7
Bên cạnh khu công trường Nhà máy đang phá dỡ, công nhân vẫn làm việc ở khu nhà xưởng cũ trong khi chờ chuyển sang khu công nghiệp mới. Ảnh: Công Đạt
Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 8
Cô Trần Thị Kim Yến (48 tuổi) người đã gắn bó với Nhà máy dệt Nam Định 25 năm. Đối với cô Yến, Nhà máy dệt không chỉ là nơi mưu sinh mà còn là nơi lưu giữ nhiều kỳ niệm về thời tuổi trẻ sôi nổi xây dựng đất nước. Ảnh: Việt Linh

Ông Nguyễn Văn Miêng, Giám đốc Tổng công ty Cổ phần dệt may Nam Định lần giở cuốn sổ ghi chép cá nhân, chậm rãi kể lại cho chúng tôi nghe những câu chuyện lịch sử của Nhà máy: "Năm 1954, dệt lụa Nam Định được Nhà nước tiếp quản và đổi tên thành Nhà máy Liên hợp Dệt Nam Định.

Khi chúng tôi về nhận tiếp quản Nhà máy phần lớn máy móc đều bị tàn phá hết cả, chỉ còn sót lại rất ít máy móc hoạt động được. Chỉ tới khi có sự trợ giúp của Nhà nước nâng cấp thì những sản phẩm chủ yếu thời bấy giờ được sản xuất là vải pho, vải xi và vải lụa đen cung cấp cho thị trường miền Bắc”.

Kể về thời kỳ khó khăn của Nhà máy trong kháng chiến chống Mỹ, có lẽ không ai hiểu tường tận hơn những người công nhân trực tiếp làm việc trong thời kỳ này.

Ông Nguyễn Văn Sớm (78 tuổi) đã từng làm công nhân trong Nhà máy kể lại: “Thời kỳ giặc Mỹ tiến hành Chiến tranh phá hoại Miền Bắc năm 1965, Nam Định là một trong những địa phương bị bắn phá ác liệt.

Nhiều phân xưởng vừa được phục hồi sản xuất chưa lâu nay lại tan hoang vì bom đạn. Nhà máy phải chia thành nhiều đơn vị nhỏ và đi sơ tán nhiều nơi để tiếp tục sản xuất, chỉ để lại phân xưởng sợi và một phần phân xưởng dệt vừa tiếp tục sản xuất vừa chiến đấu”.

Sau khi chiến tranh đi qua, Nhà máy liên hợp dệt Nam Định bước vào thời kỳ ổn định sản xuất. Nhờ có những giải pháp mạnh dạn để thay đổi phương thức kinh doanh sản xuất như vay vốn ngân hàng để nhập khẩu máy móc, tơ, sợi và thuốc nhuộm để đa dạng hóa mặt hàng, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong nước để hoàn thiện sản phẩm. “Có thời điểm đỉnh cao nhất, nhà máy dệt Nam Định tạo công ăn việc làm cho tới gần 18.000 người, chiếm 10% dân số Thành Nam”.

“Trong khuôn viên Nhà máy thời ấy còn có cả trường mẫu giáo cho con em công nhân 3 ca/ngày, trường tiểu học, cấp 2, cấp 3, trường dạy nghề, bệnh viện, khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng. Nhà máy giống như một xã hội thu nhỏ vậy. Thậm chí mỗi khi đến kỳ trả lương cho công nhân là giá cả trong Tp. Nam Định lại một lần chao đảo….” Ông Nguyễn Văn Miêng nhớ lại.

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 9

Hội trường Nhà máy sợi mang đậm nét kiến trúc Pháp cổ, nơi diễn ra những cuộc họp giao ban, hội nghị hội thảo của ban lãnh đạo Nhà máy với công nhân. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 10

Với nhiều người dân Nam Định, đặc biệt là những ai đã từng làm việc, gắn bó tuổi thanh xuân khi nhắc đến quá khứ vàng son lẫy lừng của Nhà máy đều không khỏi bồi hồi xúc động. Ảnh: Việt Linh

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 11

Những khẩu hiệu, biểu ngữ gắn bó với công nhân Nhà máy dệt nhiều thời kỳ vẫn được giữ đến ngày nay. Ảnh: Việt Linh

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 12

Khu vực trụ sở cũ của nhà máy dệt đã xuống cấp trầm trọng, chỉ nay mai sẽ được phá dỡ. Ảnh: Việt Linh

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 13

Những khung cửa phủ đầy bụi bông, nhuốm màu thời gian và hoài niệm. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 14

Một góc mái nhà xưởng với kiến trúc độc đáo. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 15

Khu vực áp mái, những ô cửa kính bám đầy sợi tơ, chứng tích của một thời kỳ "vàng son'"của Nhà máy. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 16

Toàn bộ phần ngoài của khu Nhà máy dệt đã được phá dỡ, san phẳng. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 17

Trên nền đất cũ, nhiều công trình, kỷ vật gắn với sự tồn tại và phát triển lịch sử của Nhà máy sẽ được giữ lại. Theo Tổng giám đốc Nguyễn Văn Miêng, cây bàng lịch sử -nơi treo lá cờ của Chi bộ Đảng đầu tiên ở Tp. Nam Định sẽ được giữ lại vĩnh viễn. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 18

Khi nhìn những hình ảnh này, không mấy ai có thể tin được nơi đây từng nuôi sống 1/10 dân số Tp. Nam Định. Ảnh: Công Đạt

Tạm biệt nhà máy dệt hơn 110 tuổi lớn nhất Đông Dương ảnh 19

Không chỉ là một hoài niệm về thời kỳ vàng son, Nhà máy còn gắn bó đời sống tinh thần, tình cảm của người dân Thành Nam. Việc phá bỏ, di dời Nhà máy dệt từng là lớn nhất Đông Dương khiến nhiều người tiếc nuối. Ảnh: Công Đạt

Theo quy hoạch của Tp. Nam Định, sau khi di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất thì khu đất này sẽ được đầu tư xây dựng thành Khu đô thị Dệt may Nam Định.

Tỉnh Nam Định cũng đã cấp một diện tích tương đương với toàn bộ diện tích của nhà máy cũ là gần 30ha tại khu công nghiệp Hòa Xá cách trung tâm thành phố khoảng 5 km.

Theo Tiền phong

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: