Thành ủy Đà Nẵng dỡ bỏ tòa nhà hơn 100 tuổi để mở rộng trụ sở

Thành ủy Đà Nẵng quyết định dỡ bỏ tòa nhà kiến trúc kiểu Pháp 100 tuổi nằm bên cạnh - vốn là cơ quan của Ủy ban MTTQ thành phố - để xây công trình làm việc mới.
Thành ủy Đà Nẵng dỡ bỏ tòa nhà hơn 100 tuổi để mở rộng trụ sở

Ông Võ Công Trí, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng, cho biết thành phố đã quyết định chuyển cơ quan Mặt trận tổ quốc Việt Nam TP Đà Nẵng (số 70, Bạch Đằng) về địa chỉ mới tại số 12, đường Trần Phú. Mục đích của việc này là sử dụng diện tích đất cơ quan Ủy ban MTTQ để mở rộng trụ sở Thành ủy.

Theo ông Trí, trụ sở Thành ủy rất chật chội, hơn 80% diện tích xây nhà làm việc, hệ thống đường nội bộ trong khuôn viên Thành ủy nhỏ hẹp. "Một số cuộc họp, xe không vào được phải đậu ngoài đường, ảnh hưởng đến giao thông".

Lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng khẳng định: "Điều này bức xúc từ lâu rồi. Nếu chuyển trụ sở Thành ủy đi nơi khác sẽ ồn ào dư luận, và lãnh đạo thành phố cũng không nghĩ đến. Cuối năm 2015, Thành ủy đặt vấn đề mở rộng trụ sở, phương án tốt nhất là di dời cơ quan Ủy ban MTTQ VN thành phố nằm bên cạnh".

Thành ủy Đà Nẵng dỡ bỏ tòa nhà hơn 100 tuổi để mở rộng trụ sở ảnh 1

Trụ sở Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng cũ (số 70 Bạch Đằng), nằm cạnh Thành ủy Đà Nẵng, được ví như khu "đất kim cương" khi nằm ở trung tâm thành phố, ven sông Hàn. Ảnh: Nguyễn Đông.

Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Xây dựng thành phố kiểm định, đánh giá lại tòa nhà số 70 Bạch Đằng. Theo đó, tòa nhà này được xây dựng hơn 100 năm, theo kiến trúc Pháp, hiện khối nhà A và B đã xuống cấp, chất lượng còn lại dưới 50%.

"Mới đây, Pháp gửi công văn cảnh báo tòa nhà MTTQ thành phố cùng một số tòa nhà khác, được người Pháp xây dựng hơn 100 năm trước đã hết thời hạn sử dụng", ông Trí nói, và cho biết thêm tòa nhà MTTQ không có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, không nằm trong danh mục 16 công trình công cộng cần bảo tồn của Đà Nẵng.

Một lý do khác được lãnh đạo Thành ủy Đà Nẵng đưa ra, nếu cải tạo tòa nhà cơ quan MTTQ thì sẽ phải bỏ ra số tiền rất lớn, do đó Thành ủy quyết định di dời cơ quan này và xây tòa nhà mới thay vì cải tạo.

"Thường trực Thành ủy rất cẩn trọng vấn đề này. Tuyệt đối không có chuyện Thành ủy xem thường Ủy ban MTTQ thành phố. Trụ sở mới mà cơ quan MTTQ chuyển đến cũng là tòa nhà có kiến trúc Pháp, rất đẹp, nằm trên đường Trần Phú là một trong những đường lớn của thành phố", ông Trí nói.

Thành ủy Đà Nẵng dỡ bỏ tòa nhà hơn 100 tuổi để mở rộng trụ sở ảnh 2

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã chuyển về trụ sở mới ở số 12 Trần Phú, cũng là tòa nhà có kiến trúc Pháp nhưng rộng rãi hơn trước. Ảnh: Nguyễn Đông.

Sau khi lấy tòa nhà 70 Bạch Đằng, Thành ủy Đà Nẵng sẽ xây dựng khối nhà làm việc 3 tầng, trong đó có phòng họp lớn. Tầng hầm của tòa nhà được tận dụng làm bãi đỗ xe, phần đất còn lại làm giao thông nội bộ và trồng cây xanh .

"Công trình mới là khối nhà làm việc, chứ không phải lấy tòa nhà 70 Bạch Đằng làm bãi đỗ xe", ông Trí khẳng định.

Đà Nẵng còn rất ít tòa nhà cổ trên 100 tuổi

Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng, nguyên Trưởng Ban tổ chức Thành ủy, cho biết tòa nhà 70 Bạch Đằng là một địa chỉ lịch sử và văn hóa, nơi thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc từ sau năm 1975 đến nay. Đây cũng là địa điểm thường tổ chức gặp mặt kiều bào mỗi dịp Tết Nguyên đán, nơi tập hợp các trí thức, chức sắc tôn giáo và người dân thành phố. Chính vì vậy việc thay đổi trụ sở Ủy ban MTTQ thành phố cần tiến hành cẩn trọng.

Theo ông Tiếng, dù tòa nhà 70 Bạch Đằng đã hơn 100 năm, xuống cấp, nhưng có thể tạm di dời trụ sở MTTQ thành phố đến địa điểm tạm thời để sửa chữa, nâng cấp. Đà Nẵng còn rất ít tòa nhà cổ trên 100 năm tuổi, và tòa nhà 70 Bạch Đằng là một trong số ít các tòa nhà kiến trúc Pháp còn lại ở Đà Nẵng.

"Nếu cái gì hết niên hạn cũng đập bỏ thì nhân loại không còn di tích lịch sử", ông Tiếng nói.

Theo VnExpress

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.