Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói lời chia tay thành viên Chính phủ

Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời chia tay tới các thành viên Chính phủ và hứa giữ sức khỏe và "ráng làm người tử tế".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói lời chia tay thành viên Chính phủ

Sáng 26/3/2016, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ: “Cá nhân tôi, ngày 6/4 tới đây, còn mấy ngày nữa, Đảng, Nhà nước, Quốc hội cho tôi thôi nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, nghỉ chính sách. Như vậy là tôi làm Thủ tướng 9 năm 10 tháng, làm Phó Thủ tướng hai nhiệm kỳ. Phiên họp tới, tôi và 19 đồng chí không có mặt.

Chúc các đồng chí, trong đó có tôi cố gắng giữ gìn sức khỏe, ráng làm người tử tế, tiếp tục đóng góp cho Đảng, cho dân”.

"Tôi cảm ơn các thành viên Chính phủ, thủ trưởng các cơ quan Chính phủ đã ủng hộ, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao. Chúng ta đã đoàn kết, đồng lòng trong 10 năm qua. Nhiệm kỳ này cũng nhiều khó khăn, thách thức, cùng nhau vượt qua", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói lời chia tay thành viên Chính phủ ảnh 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thủ tướng cũng cho rằng, việc ông được trung ương bỏ phiếu tín nhiệm với tỷ lệ cao nhất cũng là sự ghi nhận những nỗ lực của tập thể Chính phủ.

Sau khi cảm ơn Văn phòng Chính phủ đã phục vụ, tạo điều kiện cho ông thực hiện nhiệm vụ gần 20 năm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia đã tư vấn, đóng góp rất tích cực.

Thủ tướng chúc những thành viên Chính phủ ở lại làm nhiệm vụ - trong đó có ông Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Văn Bình và Trịnh Đình Dũng được giao nhiệm vụ nặng nề hơn - tiếp tục phát huy, làm thật tốt, hoàn thành trọng trách được Đảng, Nhà nước giao.

Kết thúc phát biểu, Thủ tướng nói: “Tôi suy nghĩ về quà tặng, tham khảo lĩnh vực khảo cổ, có hai thứ là gốm sứ và vàng. Vàng thì tôi không có, tặng các đồng chí bộ ấm chén gốm sứ có Quốc huy, chữ ký của tôi và tên các đồng chí, coi như của ít lòng nhiều”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sinh năm 1949 ở TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Năm 1995-1996, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an, sau đó làm Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng. Năm 1997-2006 ông giữ chức Phó thủ tướng 2 nhiệm kỳ, trong đó năm 1998-1999 ông kiêm nhiệm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Năm 2006, ông được bầu làm Thủ tướng.

Dương Thu

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.